21/12/2023

Lc 2,1-14: Giáng Sinh, lễ tình yêu và tình bạn của người Ki-tô hữu





Trong dịp lễ Giáng Sinh, người Ki-tô hữu cử hành tình yêu và tình bạn của Thiên Chúa dành cho nhân loại. Điều này diễn tả qua qua lời sứ thần nói với những người chăn chiên ở Lc 2,10-11: “(10) Anh em đừng sợ. Này tôi loan báo cho anh em một tin mừng (euaggelizomai) trọng đại, cũng sẽ là niềm vui (charan) cho toàn dân: (11) Hôm nay, một Đấng Cứu Độ (sôtêr) đã sinh ra cho anh em trong thành vua Đa-vít, Người là Đấng Ki-tô (christos), là Đức Chúa (kurios)”.

14/12/2023

Ga 1,6-8.15.19-34: Gio-an Tẩy Giả là chứng nhân





Theo Tin Mừng Nhất Lãm (Mc, Mt, Lc) Gio-an Tẩy Giả là vị tiền hô, ông đến rao giảng sám hối chuẩn bị dân chúng đón nhận Đức Giê-su. Theo Tin Mừng Gio-an, Gio-an Tẩy Giả là chứng nhân. Ông đến để làm chứng về ánh sáng là Đức Giê-su (Ga 1,7). Lời chứng của ông trong đoạn văn 1,19-34, mở đầu ở c.19a: “Và đây là lời chứng của Gio-an...”.

07/12/2023

Mc 1,1-8: Khởi đầu Tân Ước bằng trích dẫn Cựu Ước






Sách Tin Mừng Mác-cô mở đầu thời Tân Ước bằng quy chiếu về Cựu Ước ở Mc 1,1-3: “(1) Khởi đầu tin mừng của Đức Giê-su Ki-tô Con Thiên Chúa, (2a) như đã chép trong sách ngôn sứ I-sai-a: (2b) Này Ta sai sứ giả của Ta đi trước mặt ngươi, người sẽ dọn con đường của ngươi. (3) Có tiếng người hô trong hoang mạc: Hãy dọn con đường của Chúa, hãy làm cho thẳng những lối đi của Người.”

03/12/2023

Hatha yoga: Thưởng thức cuộc sống từng giây




Tôi tập Hatha yoga với mục đích kéo dãn cơ, khớp để máu lưu thông và tế bào hoạt động tốt. Nhờ đó tinh thần tỉnh táo và làm việc hiệu quả.

30/11/2023

Mc 13,33-37: Tỉnh thức, nghĩa thông thường và nghĩa thần học

 



Đức Giê-su mời gọi các môn đệ “hãy tỉnh thức” (Mc 13,33-17) để kết luận bài giảng cánh chung (Mc 13). Phần tiếp theo (Mc 14–15) thuật lại cuộc Thương Khó. Vậy Đức Giê-su kết thúc sứ vụ bằng lời mời gọi “tỉnh thức”.

26/11/2023

Giê-ru-sa-lem cổ, ngày nay và thời Đức Giê-su





Dưới đây là ảnh vệ tinh thành cổ Giê-ru-sa-lem (Old City of Jerusalem) ngày nay. Khu vực hình chữ nhật, góc Đông–Nam thành cổ là quảng trường Đền Thờ Giê-ru-sa-lem do vua Hê-rô-đê Cả xây dựng vào cuối thế kỷ I TCN và đầu thế kỷ I CN.

23/11/2023

Mt 25,31-46: Cách sống làm thành “chiên” hay “dê”

 


Đức Giê-su kết thúc giáo huấn dành cho các môn đệ về ngày cánh chung (Mt 24–25) bằng trình thuật phán xét chung (Mt 15,31-46). Câu chuyện cho độc giả biết sống thế nào để trở thành người được chúc phúc. Người “xét xử” trong câu chuyện là “Con Người”, Đấng ngự trên ngai (c.31).

16/11/2023

Mt 25,14-30: Thái độ và số phận người lãnh một yến


 


Tiếng Hy-lạp “to talanton” (yến, talent) có hai nghĩa: (a) đơn vị trọng lượng (28-36 kg); (b) đơn vị tiền tệ, trị giá tuỳ theo thời và vật liệu (vàng, bạc, đồng). Thời Đức Giê-su, một yến trị giá khoảng 6.000 quan tiền (một quan tiền: một ngày làm công). Vậy một yến là số tiền có trị giá rất lớn.

09/11/2023

Mt 25,1-13: Để “canh thức” cần “ngủ ngon”

 



Dụ ngôn mười trinh nữ (Mt 25,1-13) đặt trong bối cảnh Đức Giê-su giáo huấn các môn đệ về ngày cùng tận (Mt 24–25).

07/11/2023

Tin Mừng Mác-cô


Di tích hội đường Ca-phác-na-um



I. TỔNG QUÁT

[01] 17/01. Tinh thần học và phương pháp

a) Giới thiệu khoá học.
Môn học gồm 3 phần:
I. Tổng quát
II. Kỹ thuật hành văn
III. Phân tích một số đoạn văn trong Tin Mừng Mác-cô.

Chương trình học tại:
http://leminhthongtinmunggioan.blogspot.com/
\ Tiếng Việt \ HỌC HỎI \ Tin Mừng Mác-cô.

b) Tài liệu cần thiết cho môn học:
Hai cuốn sách:
1. Phương pháp: Phân tích thuật chuyện và cấu trúc.
2. Tin Mừng Mác-cô Hy Lạp - Việt.

+ Giới thiệu sách.
+ Giá các loại sách. Anh em nào có nhu cầu đăng ký ở lớp.

Các bài viết trên Blog.
Tinh thần và cách thức học hỏi Kinh Thánh.

c) Phương pháp học.
+ Sách: Phân tích thuật chuyện và cấu trúc, tr. 13-109.
+ Blog: Phương pháp và kỹ thuật hành văn.

Câu hỏi gợi ý:
1- Để hiểu ý nghĩa bản văn nên dùng phương pháp nào?
2- Phân biệt tác giả thực sự và tác giả tiềm ẩn.
3- Phân biệt độc giả thực sự và độc giả tiềm ẩn.
4- Tương quan giữa tác giả (người thuật chuyện) và độc giả.


[02] 24/01. Cách đọc bản văn

Sách: Tin Mừng Mác-cô Hy Lạp - Việt, tr. 15-26
Tình trạng bản văn và quy ước trình bày.

Bài viết:
- “Sự thật bản văn” - “sự thật lịch sử”.
- Ba phương pháp phân tích, ba cách đặt câu hỏi (Mc 1,29-31).

Ôn bài:
1- Phân biệt tiếp cận đồng đại và tiếp cập lịch đại.
2- Định nghĩa tác giả thực sự và tác giả tiềm ẩn.
3- Định nghĩa độc giả thực sự và độc giả tiềm ẩn.
4- Độc giả ngày nay so với độc giả thực sự và độc giả tiềm ẩn.
5- Có mấy kiểu cấu trúc bản văn.
6- Có bao nhiêu cấp độ đọc bản văn.

Câu hỏi gợi ý:
1- Trình trạng bản văn Hy-lạp Tin Mừng Mác-cô.
2- Phân biệt “sự thật bản văn” và “sự thật lịch sử”.
3- Cần làm gì để tôn trọng bản văn.
4- Cách đặt câu hỏi của tiếp cận phê bình lịch sử.
5- Cách đặt câu hỏi của phân tích thuật chuyện.
6- Cách đặt câu hỏi của phân tích cấu trúc.


[03] 21/02. Tác giả, niên biểu. Từ ngữ, cấu trúc Tin Mừng

Sách: Tin Mừng Mác-cô Hy Lạp - Việt,
- Các từ giữ nguyên ngữ, tr. 27-31.
- Cấu trúc Tin Mừng Mác-cô, tr. 31-38.

Bài viết:
- Tác giả thực sự, độc giả, nơi biên soạn, niên biểu và tài liệu nguồn biên soạn Tin Mừng Mác-cô.
- Relationships between the Synoptic Gospels.

Câu hỏi gợi ý:
1- Ý nghĩa lựa chọn không dịch mà chuyển âm nguyên ngữ Hy-lạp.
2- Tin Mừng Mác-cô cấu trúc thành bao nhiêu đoạn văn lớn.
3- Đôi nét về tác giả và độc giả thực sự của Tin Mừng.
4- Nơi biên soạn Tin Mừng.
5- Các giả thuyết về tài liệu nguồn biên soạn Tin Mừng.


[04] 28/02. Cấu trúc đoạn văn, mở đầu và kết thúc Tin Mừng

Sách: Tin Mừng Mác-cô Hy Lạp – Việt
- Đọc kỹ lời tựa (1,1-15) và kết thúc Tin Mừng (16,1-8; 16,8b; 16,9-20).

Bài viết :
- Bản đồ Đất Thánh và thành Giê-ru-sa-lem.
- Cấu trúc một đoạn văn Kinh Thánh (Mc–Ga).
- “Khởi đầu” và “kết thúc mở” trong Tin Mừng Mác-cô.

Câu hỏi gợi ý:
1- Địa danh nói đến trong các Tin Mừng ở miền Bắc, miền Trung, miền Nam vùng đất Pa-lét-tin.
2- Các kiểu cấu trúc đoạn văn.
3- Đặc điểm lời tựa Tin Mừng Mc so với ba Tin Mừng khác.
4- Tình trạng bản văn phần kết Tin Mừng.
5- Ý nghĩa “khởi đầu” và “kết thúc” Tin Mừng Mác-cô.



[05] 05/03. Đặc điểm văn chương Mác-cô

Bài viết:
- Đặc điểm và đề tài Tin Mừng Mác-cô.
- Tiếng La Tinh trong Tin Mừng Mác-cô Hy-lạp.
- “Tin mừng” trong “sách Tin Mừng” Mác-cô.

Câu hỏi gợi ý:
1- 1 điểm khác của Tin Mừng Mc so với các Tin Mừng khác.
2- 1 đặc điểm văn chương Mc.
3- 1 đề tài chính trong Mc.
4- 1 nghĩa từ “tin mừng”.
5- 1 loại từ La Tinh trong bản văn Mc Hy-lạp.


II. KỸ THUẬT HÀNH VĂN

[06] 06/03. Kỹ thuật hành văn 1/5

Bài viết:
- Tác giả đối thoại với độc giả (TM Mác-cô).
- Ba cấp độ thành công, bốn cách thức rao giảng (TM Mác-cô).

Câu hỏi gợi ý:
1- Tác giả đối thoại trực tiếp với độc giả bằng những cách nào?
2- Vai trò của nhân vật và thời gian trong trình thuật.
3- Ý nghĩa lối hành văn chèo vào câu chuyện đang kể, cho ví dụ.
4- Ba cấp độ thành công là được mô tả thế nào?
5- Bốn cách rao giảng trong Tin Mừng Mc.


[07] 13/03. Kỹ thuật hành văn 2/5

Bài viết:
- Mác-cô, Tin Mừng của sự ngạc nhiên.
- Châm biếm và hài hước trong Kinh Thánh (TM Mác-cô).

Câu hỏi gợi ý:
1- Tại sao gọi Mác-cô là Tin Mừng của sự ngạc nhiên?
2- Sự ngạc nhiên được diễn tả bằng từ ngữ nào?
3- Nét châm biếm trong trình thuật Phê-rô chối Thầy.
4- Nét hài hước trong trình thuật Phê-rô chối Thầy.
5- Nét hài hước trong trình thuật quỷ và đàn heo.


[08] 20/03. Kỹ thuật hành văn 3/5

Bài viết:
- “Anh em ngu muội như thế sao?” (7,18) Lời này nói gì với độc giả?

Câu hỏi gợi ý:
1- Các môn đệ là người ở ngoài hay ở trong.
2- Đức Giê-su trách các môn đệ điều gì?
3- Tóm tắt Mc 4,37-40.
4- Ý nghĩa việc Đức Giê-su ngủ trên thuyền.
5- Ý nghĩa việc Đức Giê-su thức dậy.
6- Hành trình của Phê-rô.
7- Ý nghĩa sự ngu muội của các môn đệ.


[09] 27/03. Bí mật, công khai. Kỹ thuật hành văn 4/5

Bài viết:
- “Bí mật công khai.” Cấm nói mà ai cũng biết!
- Mc 1,40-45. Tại sao không giữ lời Đức Giê-su căn dặn?

Câu hỏi gợi ý:
1- Đức Giê-su cấm ai nói và nói về điều gì?
2- Cho 1 ví dụ về “bí mật công khai”.
3- Kiểu hành văn “bí mật công khai” có mục đích gì?
4- Tóm tắt Mc 1,40-45.
5- Ý nghĩa việc không giữ lời Đức Giê-su căn dặn.


[10] 03/04. Kỹ thuật hành văn 5/5

Bài viết:
- Mc 1,21-28. Tại sao thần ô uế nói đúng mà bị cấm nói?
- Mc 8,14-21. Quên bánh, một bánh, nhiều bánh, vô số bánh.

Câu hỏi gợi ý:
1- Tóm tắt trình thuật Mc 1,1-28.
2- Phân biệt thần ô uế và quỷ.
3- Phân tích nhân vật thần ô uế trong đoạn văn.
4- Ý nghĩa việc Đức Giê-su cấm quỷ nói.
5- Tóm tắt trình thuật Mc 8,14-21.
6- Đề tài bánh được trình bày thế nào?
7- Tại sao Đức Giê-su nhắc lại 2 phép lạ bánh hoá nhiều?


III. PHÂN TÍCH ĐOẠN VĂN


[11] 10/04. Mc 2,1-13. Lời tha tội, lời chữa lành.

Bài viết: Mc 2,1-13. Lời tha tội, lời chữa lành

Câu hỏi gợi ý:
1- Bối cảnh văn chương đoạn văn Mc 2,1-13.
2- Cấu trúc Mc 2,1-13.
3- Nhân vật các kinh sư.
4- Nhân vật người bại liệt và bốn người khiêng.
5- Nhân vật đám đông.
6- Nhân vật Đức Giê-su.


[12] 17/04. Mc 4,1-20: Dụ ngôn gieo giống và áp dụng

Bài viết:
- Mc 4,1-9. Dụ ngôn gieo giống.
- Mc 4,10-12. Mầu nhiệm Nước Thiên Chúa và những kẻ ở ngoài.
- Mc 4,13-20. Áp dụng dụ ngôn gieo giống.

Câu hỏi gợi ý:
1- Cấu trúc phần giảng dạy bằng dụ ngôn 4,1-34.
2- Đặt tựa đề cho đoạn văn 4,1-9 và 4,13-20.
3- Ý nghĩa dụ ngôn gieo giống (4,3-9).
4- Ý nghĩa trường hợp “rơi vào đất tốt” (4,8).
5- Tầm quan trọng của dụ ngôn gieo giống (4,13).
6- Ở ch. 4, các môn đệ là người ở trong. Ở ch. 8, các môn đệ ở đâu? Tại sao?
7- Chi tiết khác nhau và giống nhau giữa hai đoạn văn: dụ ngôn (4,3-9) và áp dụng (4,13-20).



[13] 24/04. Mc 10,17-31. Từ bỏ mọi sự, nhận lại gấp trăm.

Bài viết:
- Mc 10,17-31. Từ bỏ mọi sự, nhận lại gấp trăm.

Câu hỏi gợi ý:
1- Dựa vào đâu trong đoạn văn 10,23-27 để nói rằng việc không thể vào Vương Quốc Thiên Chúa được áp dụng cho mọi người?
2- Ba điều kiện để vào Vương Quốc Thiên Chúa trong đoạn văn 10,13-31 là gì?
3- Nhận xét về phần thưởng của các môn đệ ở 10,28-30.
4- Ý nghĩa câu “cùng với sự ngược đãi” (10,30).
5- Nguyên tắc đứng đầu, đứng chót (10,31) áp dụng cho ai và áp dụng như thế nào?


[14] 30/04. Mc 12,38–13,2: Kinh sư, bà goá, Đền Thờ.

Bài viết: Mc 12,38–13,2. Kinh sư, bà goá, Đền Thờ.

Câu hỏi gợi ý:
1- Đoạn văn Mc 12,38–13,2 đặt trong bối cảnh nào?
2- Ba trình thuật tương quan với nhau thế nào?
3- Đức Giê-su trách các kinh sư điều gì?
4- Ba ý nghĩa việc dâng cúng của bà goá.
5- Những nét tương phản và châm biếm trong bản văn.


[15] 02/05. Tổng kết.

- Đề tài tâm đắc trong Tin Mừng Mác-cô.
- Làm gì với Tin Mừng Mác-cô trong tương lai?
- Nhận xét về lối tiếp cận bản văn và phương pháp học.
- Giải đáp thắc mắc, liên quan đến nội dung môn học và thi cử.
- Nhận xét về khoá học và cách học.


Ôn tập

Phân tích đề tài:
[1] Phân biệt sự thật bản văn và sự thật lịch sử.
[2] “Tin mừng” trong “sách Tin Mừng” Mác-cô.
[3] Ý nghĩa việc người được chữa lành không giữ lời Đức Giê-su (Mc 1,40-45).
[4] Hành trình các môn đệ trong Tin Mừng Mác-cô.
Phân tích đoạn văn:
[5] Mc 2,1-13: Lời tha tội, lời chữa lành.
[6] Mc 10,17-31: Từ bỏ mọi sự, nhận lại gấp trăm.



Ba thư Gio-an và sách Khải Huyền


Thành Giê-ru-sa-lem và quảng trường Đền Thờ



Tài liệu:

Chương trình học:
http://leminhthongtinmunggioan.blogspot.com/
\ Tiếng Việt \ HỌC HỎI \ Ba thư Gio-an và sách Khải huyền.
Môn học gồm 2 phần:
(I) Ba thư Gio-an
(II) sách Khải huyền

Sách:
1) Phương pháp: Phân tích thuật chuyện và cấu trúc.
2) Bản văn Gio-an, TIN MỪNG và BA THƯ, Hy Lạp – Việt.
3) Sách Khải Huyền, Hy Lạp – Việt.
+ Giá các loại sách. Anh em nào có nhu cầu đăng ký ở lớp.
Bài viết trên Blog.


I. BA THƯ GIO-AN

[01] 15/01. Tổng quát về ba thư Gio-an

Sách: Bản văn Gio-an, TIN MỪNG và BA THƯ, Hy Lạp – Việt,
Bài viết: Tổng quát về ba thư Gio-an.

Câu hỏi gợi ý:
1- Dựa vào bản văn có thể nói gì về tác giả ba thư Gio-an?
2- Thư 1 Ga có cấu trúc tổng quát như thế nào?
3- Phe đối lập trong thư 1 Ga được tác giả gọi là gì?
4- Lý do dẫn đến chia rẽ trong thư 1 Ga?
5- Tác giả thư 1 Ga mời gọi cộng đoàn thực hiện điều gì?


[02] 22/01. Chia rẽ và hiệp thông

Đọc toàn bộ thư 1 Ga trong Bản văn Gio-an, TIN MỪNG và BA THƯ, Hy Lạp – Việt,

Bài viết: “Chia rẽ và hiệp thông” – “sự thật và dối trá” trong thư thứ nhất Gio-an.

Câu hỏi gợi ý:
1- Trình bày (1-2 phút) 1 đề tài tâm đắc trong 1 Ga.
2- Đề tài “hiệp thông” (koinônia) xuất hiện bao nhiêu lần ở đâu và giữ vai trò gì trong 1 Ga?
3- Ai là kẻ dối trá trong 1 Ga?
4- Tiêu chuẩn phân biệt “thần khí sự thật” và “thần khí sai lầm”.
5- Các từ Hy-lạp diễn tả đối lập “sự thật” và “dối trá”.
6- Những yếu tố nhị nguyên trong 1 Ga.


[03] 19/02. Sự thật

Bài viết: Thuộc về sự thật, ở trong sự thật, làm sự thật (1Ga).

Câu hỏi gợi ý:
1- Trích dẫn 1 câu trong 1Ga nói về sự thật và cho biết từ sự thật trong câu là danh từ, tính từ hay trạng từ.
2- Hiểu thế nào về định nghĩa “Thần Khí là sự thật”?
3- Thư 1Ga nói gì về tương quan giữa người tin và sự thật?
4- So sách thư 1Ga và Tin Mừng Gio-an về Đức Giê-su, Thần Khí và sự thật.
5- So sách thư 1Ga và Tin Mừng Gio-an về người tin và sự thật.


[04] 26/02. Thần khí, Dầu-xức, Ðấng Pa-rác-lê (1 Ga)

Sách: Ðấng Pa-rác-lê.
Bài viết: 
- Thần khí, Dầu-xức, Ðấng Pa-rác-lê (1Ga).
- Sáu nghĩa từ “pneuma” trong Tin Mừng Gio-an.

Câu hỏi gợi ý:
1- Ý nghĩa việc Đức Giê-su đến nhờ “nước” và “máu”.
2- Đề nghị cách dịch từ “khrisma”.
3- So sánh vai trò của Dầu-xức, Ðấng Pa-rác-lê và Đức Giê-su trong Tin Mừng và trong thư 1 Ga.
4- “Đấng Pa-rác-lê – Giê-su” trong Tin Mừng Ga.
5- “Đấng Pa-rác-lê – Giê-su Ki-tô” trong 1 Ga.


II. SÁCH KHẢI HUYỀN
(A. Tổng quát; B. Phân tích bản văn)

A. Tổng quát

[05] 04/03. Giới thiệu bản văn và cấu trúc

Sách: Sách Khải Huyền, Hy Lạp – Việt
Dẫn nhập và cấu trúc, tr. 13-30.

Câu hỏi gợi ý:
1- Giải thích một từ giữ nguyên ngữ.
2- Cấu trúc tổng quát sách Khải Huyền.
3- Cấu trúc phần I và IV.
4- Cấu trúc phần II.
5- Cấu trúc phần III.


[06] 11/03. Tác giả, niên biểu, thể văn, nội dung

Bài viết: - Tác giả, niên biểu và thể văn sách Khải Huyền.
Đọc toàn bộ bản văn Sách Khải Huyền, Hy Lạp – Việt để biết tổng quát nội dung.

Câu hỏi gợi ý:
1- Dựa vào sách Khải Huyền có thể nói gì về tác giả?
2- Niên biểu.
3- Thể văn khải huyền.
4- Tương quan giữa phần trình thuật (1,4–3,22) và thị kiến (4,1–22,5).
5- Trình bày một đề tài tâm đắc sau khi đọc sách Kh


[07] 18/03. Ý nghĩa những con số trong sách Khải huyền

Sách: Sách Khải Huyền, Hy Lạp – Việt,
Phụ lục 1: Các con số, tr. 234-246.

Bài viết: 
- Những con số trong Sách Khải Huyền.
- Ý nghĩa các con số trong Sách Khải Huyền.

Câu hỏi gợi ý:
1- Ba con số được nói đến nhiều nhất trong Kh.
2- Ý nghĩa con số 1/3.
3- 42 tháng
4- “1 thời, 2 thời và nửa thời”, 42 tháng, 1.260 ngày.
5- Ý nghĩa con số 3, 7, 10.
6- Hai cách hiểu mã số 666.
7- Bốn cách hiểu mã số 616.
8- Con số lớn nhất trong Kh về số lượng, về thời gian và về khoảng cách.


[08] 25/03. Ý nghĩa màu sắc, kim loại và đá quý

Sách: Sách Khải Huyền, Hy Lạp – Việt,

Phụ lục 2: kim loại, đá quý, màu sắc, tr. 259-263.

Bài viết:
- Ý nghĩa màu sắc, kim loại và đá quý trong Sách Khải Huyền.

Câu hỏi gợi ý:
1- Ý nghĩa các màu: trắng, đỏ, đem, xanh nhạt.
2- Hai màu dùng nhiều nhất trong Khải Huyền và số lần.
3- Ý nghĩa việc dùng kim loại vàng và các vật dụng bằng vàng.
4- Các loại đá quý dùng để làm gì?
5- Trình bày một đề tài tâm đắc trong Kh và cho biết lý do.



B. Phân tích bản văn

[09] 04/04. 7 thông điệp gửi 7 Hội Thánh

Sách: Sách Khải Huyền, Hy Lạp – Việt, Ch. 2–3

Bài viết: - Cấu trúc 7 thông điệp gửi 7 Hội Thánh (Kh 2–3).

Câu hỏi gợi ý:
1- Cấu trúc bảy lá thư.
2- Danh hiệu của Đức Giê-su Phục Sinh.
3- Những điều khen ngợi.
4- Những điều động viên trung tín.
5- Những điều khiển trách.
6- Những điều mời gọi hối cải.
7- Những điều hứa ban thưởng.



[10] 08/04. Kh 4,1–8,5

Đọc bản văn:
- Thiên Chúa và Con Chiên (Kh 4–5).
- Mở bảy ấn niêm phong cuốn sách (Kh 6,1–8,5).

Câu hỏi gợi ý:
1- Mô tả Thiên Chúa và 24 vị kỳ mục và 4 sinh vật (Kh 4,1-11).
2- Mô tả cuốn sách và Con Chiên (Kh 5,1-14).
3- Mô tả 6 ấn đầu (Kh 6,1-17).
4- Tóm tắt phần các tôi tớ Thiên Chúa được bảo vệ (Kh 7,1-8) và khải hoàn Thiên quốc (Kh 7,9-17).
5- Mô tả ấn thứ 7.


[11] 15/04. Kh 8,6–11,19

Đọc bản văn: Thổi bảy tiếng kèn (Kh 8,6–11,19).

Câu hỏi gợi ý:
1- Tóm tắt 4 tiếng kèn đầu tiên (Kh 8,6-13).
2- Tiếng kèn thứ 5 (Kh 9,1-12).
3- Tiếng kèn thứ 6 (Kh 9,13-21).
4- Cuốn sách nhỏ (10,1-11) và đo đền thờ (Kh 11,1-13).
5- Mô tả tiếng kèn thứ 7.


[12] 22/04. Kh 12,1–19,10

Đọc bản văn:
- Con Mãng Xà và Con Chiên (Kh 12–14).
- Bảy chén tai ương (Kh 15–16).
- Ba-by-lon bị trừng phạt (Kh 17,1–19,10).

Câu hỏi gợi ý:
1- Người Phụ Nữ và Con Mãng Xà (Kh 12,1-18).
2- Con Mãng Xà, Con Thú và ngôn sứ giả (Kh 13,1-18).
3- Bảy chén tai ương (Kh 15–16).
4- Tóm tắt phần Ba-by-lon bị trừng phạt (Kh 17,1–19,10).


[13] 29/04. Kh 19,11–22,5

Đọc bản văn:
- Các dân ngoại bị tiêu diệt (Kh 19,11–20,15).
- Hội Thánh chiến thắng (Kh 21,1–22,5).

Câu hỏi gợi ý:
1- Mô tả con ngựa bạch và người cỡi trên nó (Kh 19,11-16).
2- Mô tả Cuộc chiến cánh chung thứ nhất (Kh 19,17-21).
3- Nói về triều đại 1000 năm.
4- Mô tả Cuộc chiến cánh chung thứ hai (Kh 20,7-10).
5- Trời mới đất mới và Giê-ru-sa-lem mới (Kh 21,1-8).


[14] 06/05. Lời kết (Kh 22,6-21)

Đọc kỹ bản văn: Kh 22,6-21.

Câu hỏi gợi ý :
1- Giá trị của nội dung sách Khải huyền.
2- Tác giả nói gì về mình.
3- Phần phúc con người trung tín là gì.
4- Tước hiệu của Thiên Chúa và của Đức Giê-su.
5- Cách đọc sách Khải huyền.
6- Tác giả kết thúc sách Khải huyền thế nào?


[15] 13/05. Tổng kết

1- Trình bày đề tài tâm đắc trong sách Khải huyền.
2- Nhận xét góp ý về cách học.
3- Giải đáp thắc mắc về nội dung môn học và thi cử.


Ôn tập

Ba thư Gio-an
[1] Tổng quát về ba thư Gio-an.
[2] Đề tài “sự thật” trong 1 Ga.

Sách Khải huyền
[3] Tác giả, niên biểu, độc giả và thể văn sách Khải huyền.
[4] Ý nghĩa màu sắc trong sách Khải huyền.
[5] Kh 19,11-21: Cuộc chiến cánh chung thứ nhất.
[6] Kh 21,1-8: Trời mới đất mới và thành Giê-ru-sa-lem mới.


06/11/2023

Mt 23,8-10: “Đừng gọi” và “cứ gọi” cha, thầy, lãnh đạo




Đức Giê-su nói với các môn đệ: đừng gọi ai là “Cha” (Mt 23,9), là “Thầy” (Mt 23,8), là “người lãnh đạo” (Mt 23,8). Tại sao chúng ta vẫn gọi nhau như thế?

23/05/2023

Sách: Chú giải Tin Mừng Gio-an, tập 3


Giu-se Lê Minh Thông, Chú giải Tin Mừng Gio-an,
tập 3, Ga 4,1–5,47,
Hà Nội, Nxb. Hồng Đức, 2023, 820 tr.
ISBN: 978-604-398-496-5.