Đức Giê-su mời gọi các môn đệ “hãy tỉnh thức” (Mc 13,33-17) để kết luận bài giảng cánh chung (Mc 13). Phần tiếp theo (Mc 14–15) thuật lại cuộc Thương Khó. Vậy Đức Giê-su kết thúc sứ vụ bằng lời mời gọi “tỉnh thức”.
Đức Giê-su nói về đề tài này qua ba từ Hy-lạp: động từ “blepô” (thấy, to see), ở lối mệnh lệnh, “blepete” (hãy coi chừng, take heed), c.33; động từ “agrupneô” (tỉnh thức, to be alert), c.33; và động từ “grêgoreô” (canh thức, keep watch), c.34.35.37. Câu chuyện minh hoạ là chủ nhà trước khi đi xa “ra lệnh cho người giữ cửa phải canh thức” (c.34) vì “không biết khi nào chủ nhà đến” (c.35).
Theo nghĩa thông thường
tỉnh thức là thái độ sống cảnh giác không để bị sập bẫy lừa gạt bằng những lời dụ
ngọt qua mạng, qua tin nhắn… Tỉnh thức còn là biết lo xa, dự trù những tình huống
có thể xảy ra. Biết cuộc đời mình đi về đâu để sống thích hợp trong hiện tại.
Theo nghĩa thần học, Đức
Giê-su nói với các môn đệ: “anh em không biết khi nào thời
ấy (ho kairos) đến” (c.33).
“Thời ấy” là những điều Đức Giê-su loan báo ở Mc 13 về dấu hiệu báo trước ngày cùng
tận, ngày Con Người đến trong đám mây (c.26.27) và là ngày sau hết của mỗi
người. Vậy tỉnh thức là phong cách sống của người tin: sống
với Đức Giê-su, suy nghĩ, ứng xử và hành động theo giáo huấn của Người./.
30/11/2023. Giu-se
Lê Minh Thông, OP.
(https://leminhthongtinmunggioan.blogspot.com/p/chia-se-ngan.html)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét