07/11/2023

Tin Mừng Mác-cô


Di tích hội đường Ca-phác-na-um



I. TỔNG QUÁT

[01] 17/01. Tinh thần học và phương pháp

a) Giới thiệu khoá học.
Môn học gồm 3 phần:
I. Tổng quát
II. Kỹ thuật hành văn
III. Phân tích một số đoạn văn trong Tin Mừng Mác-cô.

Chương trình học tại:
http://leminhthongtinmunggioan.blogspot.com/
\ Tiếng Việt \ HỌC HỎI \ Tin Mừng Mác-cô.

b) Tài liệu cần thiết cho môn học:
Hai cuốn sách:
1. Phương pháp: Phân tích thuật chuyện và cấu trúc.
2. Tin Mừng Mác-cô Hy Lạp - Việt.

+ Giới thiệu sách.
+ Giá các loại sách. Anh em nào có nhu cầu đăng ký ở lớp.

Các bài viết trên Blog.
Tinh thần và cách thức học hỏi Kinh Thánh.

c) Phương pháp học.
+ Sách: Phân tích thuật chuyện và cấu trúc, tr. 13-109.
+ Blog: Phương pháp và kỹ thuật hành văn.

Câu hỏi gợi ý:
1- Để hiểu ý nghĩa bản văn nên dùng phương pháp nào?
2- Phân biệt tác giả thực sự và tác giả tiềm ẩn.
3- Phân biệt độc giả thực sự và độc giả tiềm ẩn.
4- Tương quan giữa tác giả (người thuật chuyện) và độc giả.


[02] 24/01. Cách đọc bản văn

Sách: Tin Mừng Mác-cô Hy Lạp - Việt, tr. 15-26
Tình trạng bản văn và quy ước trình bày.

Bài viết:
- “Sự thật bản văn” - “sự thật lịch sử”.
- Ba phương pháp phân tích, ba cách đặt câu hỏi (Mc 1,29-31).

Ôn bài:
1- Phân biệt tiếp cận đồng đại và tiếp cập lịch đại.
2- Định nghĩa tác giả thực sự và tác giả tiềm ẩn.
3- Định nghĩa độc giả thực sự và độc giả tiềm ẩn.
4- Độc giả ngày nay so với độc giả thực sự và độc giả tiềm ẩn.
5- Có mấy kiểu cấu trúc bản văn.
6- Có bao nhiêu cấp độ đọc bản văn.

Câu hỏi gợi ý:
1- Trình trạng bản văn Hy-lạp Tin Mừng Mác-cô.
2- Phân biệt “sự thật bản văn” và “sự thật lịch sử”.
3- Cần làm gì để tôn trọng bản văn.
4- Cách đặt câu hỏi của tiếp cận phê bình lịch sử.
5- Cách đặt câu hỏi của phân tích thuật chuyện.
6- Cách đặt câu hỏi của phân tích cấu trúc.


[03] 21/02. Tác giả, niên biểu. Từ ngữ, cấu trúc Tin Mừng

Sách: Tin Mừng Mác-cô Hy Lạp - Việt,
- Các từ giữ nguyên ngữ, tr. 27-31.
- Cấu trúc Tin Mừng Mác-cô, tr. 31-38.

Bài viết:
- Tác giả thực sự, độc giả, nơi biên soạn, niên biểu và tài liệu nguồn biên soạn Tin Mừng Mác-cô.
- Relationships between the Synoptic Gospels.

Câu hỏi gợi ý:
1- Ý nghĩa lựa chọn không dịch mà chuyển âm nguyên ngữ Hy-lạp.
2- Tin Mừng Mác-cô cấu trúc thành bao nhiêu đoạn văn lớn.
3- Đôi nét về tác giả và độc giả thực sự của Tin Mừng.
4- Nơi biên soạn Tin Mừng.
5- Các giả thuyết về tài liệu nguồn biên soạn Tin Mừng.


[04] 28/02. Cấu trúc đoạn văn, mở đầu và kết thúc Tin Mừng

Sách: Tin Mừng Mác-cô Hy Lạp – Việt
- Đọc kỹ lời tựa (1,1-15) và kết thúc Tin Mừng (16,1-8; 16,8b; 16,9-20).

Bài viết :
- Bản đồ Đất Thánh và thành Giê-ru-sa-lem.
- Cấu trúc một đoạn văn Kinh Thánh (Mc–Ga).
- “Khởi đầu” và “kết thúc mở” trong Tin Mừng Mác-cô.

Câu hỏi gợi ý:
1- Địa danh nói đến trong các Tin Mừng ở miền Bắc, miền Trung, miền Nam vùng đất Pa-lét-tin.
2- Các kiểu cấu trúc đoạn văn.
3- Đặc điểm lời tựa Tin Mừng Mc so với ba Tin Mừng khác.
4- Tình trạng bản văn phần kết Tin Mừng.
5- Ý nghĩa “khởi đầu” và “kết thúc” Tin Mừng Mác-cô.



[05] 05/03. Đặc điểm văn chương Mác-cô

Bài viết:
- Đặc điểm và đề tài Tin Mừng Mác-cô.
- Tiếng La Tinh trong Tin Mừng Mác-cô Hy-lạp.
- “Tin mừng” trong “sách Tin Mừng” Mác-cô.

Câu hỏi gợi ý:
1- 1 điểm khác của Tin Mừng Mc so với các Tin Mừng khác.
2- 1 đặc điểm văn chương Mc.
3- 1 đề tài chính trong Mc.
4- 1 nghĩa từ “tin mừng”.
5- 1 loại từ La Tinh trong bản văn Mc Hy-lạp.


II. KỸ THUẬT HÀNH VĂN

[06] 06/03. Kỹ thuật hành văn 1/5

Bài viết:
- Tác giả đối thoại với độc giả (TM Mác-cô).
- Ba cấp độ thành công, bốn cách thức rao giảng (TM Mác-cô).

Câu hỏi gợi ý:
1- Tác giả đối thoại trực tiếp với độc giả bằng những cách nào?
2- Vai trò của nhân vật và thời gian trong trình thuật.
3- Ý nghĩa lối hành văn chèo vào câu chuyện đang kể, cho ví dụ.
4- Ba cấp độ thành công là được mô tả thế nào?
5- Bốn cách rao giảng trong Tin Mừng Mc.


[07] 13/03. Kỹ thuật hành văn 2/5

Bài viết:
- Mác-cô, Tin Mừng của sự ngạc nhiên.
- Châm biếm và hài hước trong Kinh Thánh (TM Mác-cô).

Câu hỏi gợi ý:
1- Tại sao gọi Mác-cô là Tin Mừng của sự ngạc nhiên?
2- Sự ngạc nhiên được diễn tả bằng từ ngữ nào?
3- Nét châm biếm trong trình thuật Phê-rô chối Thầy.
4- Nét hài hước trong trình thuật Phê-rô chối Thầy.
5- Nét hài hước trong trình thuật quỷ và đàn heo.


[08] 20/03. Kỹ thuật hành văn 3/5

Bài viết:
- “Anh em ngu muội như thế sao?” (7,18) Lời này nói gì với độc giả?

Câu hỏi gợi ý:
1- Các môn đệ là người ở ngoài hay ở trong.
2- Đức Giê-su trách các môn đệ điều gì?
3- Tóm tắt Mc 4,37-40.
4- Ý nghĩa việc Đức Giê-su ngủ trên thuyền.
5- Ý nghĩa việc Đức Giê-su thức dậy.
6- Hành trình của Phê-rô.
7- Ý nghĩa sự ngu muội của các môn đệ.


[09] 27/03. Bí mật, công khai. Kỹ thuật hành văn 4/5

Bài viết:
- “Bí mật công khai.” Cấm nói mà ai cũng biết!
- Mc 1,40-45. Tại sao không giữ lời Đức Giê-su căn dặn?

Câu hỏi gợi ý:
1- Đức Giê-su cấm ai nói và nói về điều gì?
2- Cho 1 ví dụ về “bí mật công khai”.
3- Kiểu hành văn “bí mật công khai” có mục đích gì?
4- Tóm tắt Mc 1,40-45.
5- Ý nghĩa việc không giữ lời Đức Giê-su căn dặn.


[10] 03/04. Kỹ thuật hành văn 5/5

Bài viết:
- Mc 1,21-28. Tại sao thần ô uế nói đúng mà bị cấm nói?
- Mc 8,14-21. Quên bánh, một bánh, nhiều bánh, vô số bánh.

Câu hỏi gợi ý:
1- Tóm tắt trình thuật Mc 1,1-28.
2- Phân biệt thần ô uế và quỷ.
3- Phân tích nhân vật thần ô uế trong đoạn văn.
4- Ý nghĩa việc Đức Giê-su cấm quỷ nói.
5- Tóm tắt trình thuật Mc 8,14-21.
6- Đề tài bánh được trình bày thế nào?
7- Tại sao Đức Giê-su nhắc lại 2 phép lạ bánh hoá nhiều?


III. PHÂN TÍCH ĐOẠN VĂN


[11] 10/04. Mc 2,1-13. Lời tha tội, lời chữa lành.

Bài viết: Mc 2,1-13. Lời tha tội, lời chữa lành

Câu hỏi gợi ý:
1- Bối cảnh văn chương đoạn văn Mc 2,1-13.
2- Cấu trúc Mc 2,1-13.
3- Nhân vật các kinh sư.
4- Nhân vật người bại liệt và bốn người khiêng.
5- Nhân vật đám đông.
6- Nhân vật Đức Giê-su.


[12] 17/04. Mc 4,1-20: Dụ ngôn gieo giống và áp dụng

Bài viết:
- Mc 4,1-9. Dụ ngôn gieo giống.
- Mc 4,10-12. Mầu nhiệm Nước Thiên Chúa và những kẻ ở ngoài.
- Mc 4,13-20. Áp dụng dụ ngôn gieo giống.

Câu hỏi gợi ý:
1- Cấu trúc phần giảng dạy bằng dụ ngôn 4,1-34.
2- Đặt tựa đề cho đoạn văn 4,1-9 và 4,13-20.
3- Ý nghĩa dụ ngôn gieo giống (4,3-9).
4- Ý nghĩa trường hợp “rơi vào đất tốt” (4,8).
5- Tầm quan trọng của dụ ngôn gieo giống (4,13).
6- Ở ch. 4, các môn đệ là người ở trong. Ở ch. 8, các môn đệ ở đâu? Tại sao?
7- Chi tiết khác nhau và giống nhau giữa hai đoạn văn: dụ ngôn (4,3-9) và áp dụng (4,13-20).



[13] 24/04. Mc 10,17-31. Từ bỏ mọi sự, nhận lại gấp trăm.

Bài viết:
- Mc 10,17-31. Từ bỏ mọi sự, nhận lại gấp trăm.

Câu hỏi gợi ý:
1- Dựa vào đâu trong đoạn văn 10,23-27 để nói rằng việc không thể vào Vương Quốc Thiên Chúa được áp dụng cho mọi người?
2- Ba điều kiện để vào Vương Quốc Thiên Chúa trong đoạn văn 10,13-31 là gì?
3- Nhận xét về phần thưởng của các môn đệ ở 10,28-30.
4- Ý nghĩa câu “cùng với sự ngược đãi” (10,30).
5- Nguyên tắc đứng đầu, đứng chót (10,31) áp dụng cho ai và áp dụng như thế nào?


[14] 30/04. Mc 12,38–13,2: Kinh sư, bà goá, Đền Thờ.

Bài viết: Mc 12,38–13,2. Kinh sư, bà goá, Đền Thờ.

Câu hỏi gợi ý:
1- Đoạn văn Mc 12,38–13,2 đặt trong bối cảnh nào?
2- Ba trình thuật tương quan với nhau thế nào?
3- Đức Giê-su trách các kinh sư điều gì?
4- Ba ý nghĩa việc dâng cúng của bà goá.
5- Những nét tương phản và châm biếm trong bản văn.


[15] 02/05. Tổng kết.

- Đề tài tâm đắc trong Tin Mừng Mác-cô.
- Làm gì với Tin Mừng Mác-cô trong tương lai?
- Nhận xét về lối tiếp cận bản văn và phương pháp học.
- Giải đáp thắc mắc, liên quan đến nội dung môn học và thi cử.
- Nhận xét về khoá học và cách học.


Ôn tập

Phân tích đề tài:
[1] Phân biệt sự thật bản văn và sự thật lịch sử.
[2] “Tin mừng” trong “sách Tin Mừng” Mác-cô.
[3] Ý nghĩa việc người được chữa lành không giữ lời Đức Giê-su (Mc 1,40-45).
[4] Hành trình các môn đệ trong Tin Mừng Mác-cô.
Phân tích đoạn văn:
[5] Mc 2,1-13: Lời tha tội, lời chữa lành.
[6] Mc 10,17-31: Từ bỏ mọi sự, nhận lại gấp trăm.



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét