07/11/2023

Ba thư Gio-an và sách Khải Huyền


Thành Giê-ru-sa-lem và quảng trường Đền Thờ



Tài liệu:

Chương trình học:
http://leminhthongtinmunggioan.blogspot.com/
\ Tiếng Việt \ HỌC HỎI \ Ba thư Gio-an và sách Khải huyền.
Môn học gồm 2 phần:
(I) Ba thư Gio-an
(II) sách Khải huyền

Sách:
1) Phương pháp: Phân tích thuật chuyện và cấu trúc.
2) Bản văn Gio-an, TIN MỪNG và BA THƯ, Hy Lạp – Việt.
3) Sách Khải Huyền, Hy Lạp – Việt.
+ Giá các loại sách. Anh em nào có nhu cầu đăng ký ở lớp.
Bài viết trên Blog.


I. BA THƯ GIO-AN

[01] 15/01. Tổng quát về ba thư Gio-an

Sách: Bản văn Gio-an, TIN MỪNG và BA THƯ, Hy Lạp – Việt,
Bài viết: Tổng quát về ba thư Gio-an.

Câu hỏi gợi ý:
1- Dựa vào bản văn có thể nói gì về tác giả ba thư Gio-an?
2- Thư 1 Ga có cấu trúc tổng quát như thế nào?
3- Phe đối lập trong thư 1 Ga được tác giả gọi là gì?
4- Lý do dẫn đến chia rẽ trong thư 1 Ga?
5- Tác giả thư 1 Ga mời gọi cộng đoàn thực hiện điều gì?


[02] 22/01. Chia rẽ và hiệp thông

Đọc toàn bộ thư 1 Ga trong Bản văn Gio-an, TIN MỪNG và BA THƯ, Hy Lạp – Việt,

Bài viết: “Chia rẽ và hiệp thông” – “sự thật và dối trá” trong thư thứ nhất Gio-an.

Câu hỏi gợi ý:
1- Trình bày (1-2 phút) 1 đề tài tâm đắc trong 1 Ga.
2- Đề tài “hiệp thông” (koinônia) xuất hiện bao nhiêu lần ở đâu và giữ vai trò gì trong 1 Ga?
3- Ai là kẻ dối trá trong 1 Ga?
4- Tiêu chuẩn phân biệt “thần khí sự thật” và “thần khí sai lầm”.
5- Các từ Hy-lạp diễn tả đối lập “sự thật” và “dối trá”.
6- Những yếu tố nhị nguyên trong 1 Ga.


[03] 19/02. Sự thật

Bài viết: Thuộc về sự thật, ở trong sự thật, làm sự thật (1Ga).

Câu hỏi gợi ý:
1- Trích dẫn 1 câu trong 1Ga nói về sự thật và cho biết từ sự thật trong câu là danh từ, tính từ hay trạng từ.
2- Hiểu thế nào về định nghĩa “Thần Khí là sự thật”?
3- Thư 1Ga nói gì về tương quan giữa người tin và sự thật?
4- So sách thư 1Ga và Tin Mừng Gio-an về Đức Giê-su, Thần Khí và sự thật.
5- So sách thư 1Ga và Tin Mừng Gio-an về người tin và sự thật.


[04] 26/02. Thần khí, Dầu-xức, Ðấng Pa-rác-lê (1 Ga)

Sách: Ðấng Pa-rác-lê.
Bài viết: 
- Thần khí, Dầu-xức, Ðấng Pa-rác-lê (1Ga).
- Sáu nghĩa từ “pneuma” trong Tin Mừng Gio-an.

Câu hỏi gợi ý:
1- Ý nghĩa việc Đức Giê-su đến nhờ “nước” và “máu”.
2- Đề nghị cách dịch từ “khrisma”.
3- So sánh vai trò của Dầu-xức, Ðấng Pa-rác-lê và Đức Giê-su trong Tin Mừng và trong thư 1 Ga.
4- “Đấng Pa-rác-lê – Giê-su” trong Tin Mừng Ga.
5- “Đấng Pa-rác-lê – Giê-su Ki-tô” trong 1 Ga.


II. SÁCH KHẢI HUYỀN
(A. Tổng quát; B. Phân tích bản văn)

A. Tổng quát

[05] 04/03. Giới thiệu bản văn và cấu trúc

Sách: Sách Khải Huyền, Hy Lạp – Việt
Dẫn nhập và cấu trúc, tr. 13-30.

Câu hỏi gợi ý:
1- Giải thích một từ giữ nguyên ngữ.
2- Cấu trúc tổng quát sách Khải Huyền.
3- Cấu trúc phần I và IV.
4- Cấu trúc phần II.
5- Cấu trúc phần III.


[06] 11/03. Tác giả, niên biểu, thể văn, nội dung

Bài viết: - Tác giả, niên biểu và thể văn sách Khải Huyền.
Đọc toàn bộ bản văn Sách Khải Huyền, Hy Lạp – Việt để biết tổng quát nội dung.

Câu hỏi gợi ý:
1- Dựa vào sách Khải Huyền có thể nói gì về tác giả?
2- Niên biểu.
3- Thể văn khải huyền.
4- Tương quan giữa phần trình thuật (1,4–3,22) và thị kiến (4,1–22,5).
5- Trình bày một đề tài tâm đắc sau khi đọc sách Kh


[07] 18/03. Ý nghĩa những con số trong sách Khải huyền

Sách: Sách Khải Huyền, Hy Lạp – Việt,
Phụ lục 1: Các con số, tr. 234-246.

Bài viết: 
- Những con số trong Sách Khải Huyền.
- Ý nghĩa các con số trong Sách Khải Huyền.

Câu hỏi gợi ý:
1- Ba con số được nói đến nhiều nhất trong Kh.
2- Ý nghĩa con số 1/3.
3- 42 tháng
4- “1 thời, 2 thời và nửa thời”, 42 tháng, 1.260 ngày.
5- Ý nghĩa con số 3, 7, 10.
6- Hai cách hiểu mã số 666.
7- Bốn cách hiểu mã số 616.
8- Con số lớn nhất trong Kh về số lượng, về thời gian và về khoảng cách.


[08] 25/03. Ý nghĩa màu sắc, kim loại và đá quý

Sách: Sách Khải Huyền, Hy Lạp – Việt,

Phụ lục 2: kim loại, đá quý, màu sắc, tr. 259-263.

Bài viết:
- Ý nghĩa màu sắc, kim loại và đá quý trong Sách Khải Huyền.

Câu hỏi gợi ý:
1- Ý nghĩa các màu: trắng, đỏ, đem, xanh nhạt.
2- Hai màu dùng nhiều nhất trong Khải Huyền và số lần.
3- Ý nghĩa việc dùng kim loại vàng và các vật dụng bằng vàng.
4- Các loại đá quý dùng để làm gì?
5- Trình bày một đề tài tâm đắc trong Kh và cho biết lý do.



B. Phân tích bản văn

[09] 04/04. 7 thông điệp gửi 7 Hội Thánh

Sách: Sách Khải Huyền, Hy Lạp – Việt, Ch. 2–3

Bài viết: - Cấu trúc 7 thông điệp gửi 7 Hội Thánh (Kh 2–3).

Câu hỏi gợi ý:
1- Cấu trúc bảy lá thư.
2- Danh hiệu của Đức Giê-su Phục Sinh.
3- Những điều khen ngợi.
4- Những điều động viên trung tín.
5- Những điều khiển trách.
6- Những điều mời gọi hối cải.
7- Những điều hứa ban thưởng.



[10] 08/04. Kh 4,1–8,5

Đọc bản văn:
- Thiên Chúa và Con Chiên (Kh 4–5).
- Mở bảy ấn niêm phong cuốn sách (Kh 6,1–8,5).

Câu hỏi gợi ý:
1- Mô tả Thiên Chúa và 24 vị kỳ mục và 4 sinh vật (Kh 4,1-11).
2- Mô tả cuốn sách và Con Chiên (Kh 5,1-14).
3- Mô tả 6 ấn đầu (Kh 6,1-17).
4- Tóm tắt phần các tôi tớ Thiên Chúa được bảo vệ (Kh 7,1-8) và khải hoàn Thiên quốc (Kh 7,9-17).
5- Mô tả ấn thứ 7.


[11] 15/04. Kh 8,6–11,19

Đọc bản văn: Thổi bảy tiếng kèn (Kh 8,6–11,19).

Câu hỏi gợi ý:
1- Tóm tắt 4 tiếng kèn đầu tiên (Kh 8,6-13).
2- Tiếng kèn thứ 5 (Kh 9,1-12).
3- Tiếng kèn thứ 6 (Kh 9,13-21).
4- Cuốn sách nhỏ (10,1-11) và đo đền thờ (Kh 11,1-13).
5- Mô tả tiếng kèn thứ 7.


[12] 22/04. Kh 12,1–19,10

Đọc bản văn:
- Con Mãng Xà và Con Chiên (Kh 12–14).
- Bảy chén tai ương (Kh 15–16).
- Ba-by-lon bị trừng phạt (Kh 17,1–19,10).

Câu hỏi gợi ý:
1- Người Phụ Nữ và Con Mãng Xà (Kh 12,1-18).
2- Con Mãng Xà, Con Thú và ngôn sứ giả (Kh 13,1-18).
3- Bảy chén tai ương (Kh 15–16).
4- Tóm tắt phần Ba-by-lon bị trừng phạt (Kh 17,1–19,10).


[13] 29/04. Kh 19,11–22,5

Đọc bản văn:
- Các dân ngoại bị tiêu diệt (Kh 19,11–20,15).
- Hội Thánh chiến thắng (Kh 21,1–22,5).

Câu hỏi gợi ý:
1- Mô tả con ngựa bạch và người cỡi trên nó (Kh 19,11-16).
2- Mô tả Cuộc chiến cánh chung thứ nhất (Kh 19,17-21).
3- Nói về triều đại 1000 năm.
4- Mô tả Cuộc chiến cánh chung thứ hai (Kh 20,7-10).
5- Trời mới đất mới và Giê-ru-sa-lem mới (Kh 21,1-8).


[14] 06/05. Lời kết (Kh 22,6-21)

Đọc kỹ bản văn: Kh 22,6-21.

Câu hỏi gợi ý :
1- Giá trị của nội dung sách Khải huyền.
2- Tác giả nói gì về mình.
3- Phần phúc con người trung tín là gì.
4- Tước hiệu của Thiên Chúa và của Đức Giê-su.
5- Cách đọc sách Khải huyền.
6- Tác giả kết thúc sách Khải huyền thế nào?


[15] 13/05. Tổng kết

1- Trình bày đề tài tâm đắc trong sách Khải huyền.
2- Nhận xét góp ý về cách học.
3- Giải đáp thắc mắc về nội dung môn học và thi cử.


Ôn tập

Ba thư Gio-an
[1] Tổng quát về ba thư Gio-an.
[2] Đề tài “sự thật” trong 1 Ga.

Sách Khải huyền
[3] Tác giả, niên biểu, độc giả và thể văn sách Khải huyền.
[4] Ý nghĩa màu sắc trong sách Khải huyền.
[5] Kh 19,11-21: Cuộc chiến cánh chung thứ nhất.
[6] Kh 21,1-8: Trời mới đất mới và thành Giê-ru-sa-lem mới.


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét