03/01/2020

Méditation





Index 
Mt – Mc – Lc – Jn
Méditation le message des Évangiles en quelques minutes
(Texte de l’Évangile pris sur http://www.aelf.org/)


L’Évangile selon Matthieu

Mt 6,19-23 : Faire sur terre le trésor dans le ciel.
Mt 22,1-14 : Les invités ne viennent pas, le convive n’a pas le vêtement de noce.
Mt 25,1-13 : La provision d’huile de vie.


L’Évangile selon Marc
Mc 3,31-35 : Faire la volonté de Dieu pour devenir une mère, un frère et une sœur de Jésus.
Mc 7,14-23 : Purifier notre cœur par la Parole.
Mc 9,41-50: l’eau, la meule, le corps, le sel et la paix.
Mc 10,17-27 : Tout est possible à Dieu.
Mc 12,28b-34 : Trois commandements d’amour.


L’Évangile selon Luc
Lc 2,1-14 : La Joie et la paix pour l’humanité.
Lc 2:1-14 : Joy and Peace for Humanity.
Lc 2,1-14 : Niềm vui và bình an cho nhân loại.
Lc 5,1-11 : « Sur ta parole, je vais jeter les filets ».
Lc 6,6-11 : « Faire le bien » et « sauver une vie ».
Lc 6,20-26 : Le bonheur et le malheur des disciples.
Lc 8,1-3 : Les accompagnatrices de Jésus au cours de sa mission.
Lc 9,7-9 : L’identité de Jésus.
Lc 11,27-28 : « Heureux ceux qui écoutent la parole de Dieu et qui la gardent » (11,28).
Lc 11,29-32 : Il y a ici bien plus que Salomon et que Jonas.
Lc 17,11-19 : Un étranger rend gloire à Dieu en rendant grâce à Jésus.
Lc 12,54-59 : Hypocrisie et savoir d’interpréter.
Lc 21,1-4 : Offrir tout ce qu’on a pour vivre et offrir sa vie.




02/01/2020

Sách: Cú pháp Hy-Lạp Tân Ước


Hẻm núi Avdat trong hoang mạc Negev, Israel ngày nay

Khổ 14 x 20 cm, 460 trang. 
Sách học tiếng Hy-Lạp Tân Ước (phần nâng cao)



Nội dung

Tập sách Cú pháp Hy Lạp Tân Ước bàn về cách hành văn tiếng Hy Lạp. Các sách trong bộ Tân Ước đều viết bằng tiếng Hy Lạp. Hiểu cách hành văn tiếng gốc của bản văn giúp thưởng thức được nét hay, nét đẹp của Lời mặc khải.

Cú pháp (syntaxe) tiếng Hy Lạp: “suntaxis” có nghĩa: “trật tự”. Vì thế, cú pháp tìm hiểu trật tự của câu, các thành phần trong câu như: Danh từ, tính từ, động từ, mạo từ… và ý nghĩa của chúng.

Tập sách Cú pháp Hy Lạp Tân Ước (phần nâng cao) được trình bày chi tiết từng phần, có thể dùng làm giáo trình dạy học tiếng Hy Lạp nâng cao.

Phần CÚ PHÁP này không bàn về NGỮ PHÁP. Phần trình bày về cấu tạo từ, các biến cách và cách chia động từ được trình bày trong tập sách Ngữ pháp Hy Lạp Tân Ước (phần căn bản). Xem trích đoạn 19 trangXin trân trọng giới thiệu đến độc giả.

Giu-se Lê Minh Thông, O.P.

Sách: Nghe và thấy



Tranh minh họa hồ Si-lô-am (Ga 9,7)

Khổ 14,5 x 20,5 cm, 305 trangLoại sách hhọc hỏi Tin Mừng



Lời mở đầu sách

Bốn ghi nhận dưới đây cho thấy đề tài “nghe và thấy” được trình bày cách độc đáo trong Tin Mừng Gio-an.

(1) Đức Giê-su khẳng định trước đám đông ở 6,46: “Không ai đã thấy Cha, nếu không phải là Đấng đến từ Thiên Chúa, chính Đấng ấy đã thấy Cha.” Tuy nhiên, Người mặc khải cho các môn đệ ở 14,9b: “Ai thấy Thầy thấy Cha.” Phải hiểu thế nào về việc “không thấy Cha” và “thấy Cha”?
(2) Người thuật chuyện nhấn mạnh tầm quan trọng “nghe và thấy” ngay từ đầu Tin Mừng khi tuyên bố trong lời tựa ở 1,14ab: “Lời đã trở thành người phàm và cư ngụ giữa chúng tôi, và chúng tôi đã thấy vinh quang của Người.” Gio-an Tẩy Giả làm chứng về Đức Giê-su dựa trên những gì ông đã thấy: “Tôi đã thấy Thần Khí tựa chim bồ câu từ trời ngự xuống và ở lại trên Người” (1,32b). Đức Giê-su làm chứng về “điều Người đã thấy và nghe” (3,32a).

(3) Tin Mừng còn cho thấy giới hạn của “nghe và thấy”. Cuối hai chương đầu, người thuật chuyện cho biết ở 2,23-24a: “23 Trong lúc Người [Đức Giê-su] ở Giê-ru-sa-lem vào dịp lễ Vượt Qua, nhiều kẻ đã tin vào danh của Người khi thấy các dấu lạ mà Người đã làm. 24a Nhưng Đức Giê-su, chính Người không tin họ.” Sau dấu lạ bánh và cá hoá nhiều Đức Giê-su nói với đám đông ở 6,36: “Các ông đã thấy [Tôi] mà các ông không tin.” Họ đã chứng kiến dấu lạ và ăn no nê, nhưng dấu lạ không dẫn họ đến tin vào Đức Giê-su. Hơn nữa người thuật chuyện tóm kết sứ vụ Đức Giê-su ở 12,37: “Người đã làm quá nhiều dấu lạ trước mặt họ, họ không tin vào Người.” Như thế, “thấy” và “nghe” là dị nghĩa vì có thể giải thích nhiều cách khác nhau.

(4) Sâu xa hơn, có trường hợp thính giả mất khả năng nghe và thấy. Đức Giê-su nói với những người Do Thái ở 5,37: “Và Cha, Đấng đã sai Tôi, chính Người đã làm chứng về Tôi. Các ông đã không bao giờ nghe tiếng của Người, cũng chẳng thấy tôn nhan của Người.” Ở 8,43, Người nói với họ: “Tại sao các ông không hiểu biết lời nói của Tôi? Bởi vì các ông không thể nghe lời Tôi.” Cuối ch. 9, Đức Giê-su mặc khải về sự đảo ngược giữa “thấy” và “mù” khi kết luận dấu lạ anh mù được thấy ở 9,39: “Tôi đến thế gian này để phân định, để những người không thấy được thấy và những người thấy lại trở nên những người mù.” Như thế, có cách thức “thấy” mà thực sự là “mù”. Đó là trường hợp những người Pha-ri-sêu, họ tự cho mình “thấy” nên có tội. Đức Giê-su nói với họ ở 9,41: “Nếu các ông là những người mù, các ông đã chẳng có tội. Nhưng giờ đây các ông nói rằng: ‘Chúng tôi thấy’ nên tội các ông vẫn còn.”

Tóm lại “nghe và thấy” bao hàm nhiều sắc thái nghĩa. Tập sách này chia sẻ với độc giả sự phong phú và độc đáo của đề tài này, nhằm giúp độc giả tránh rơi vào tình trạng mất khả năng nghe và thấy, tránh hiểu lầm để bước vào hành trình đạt tới thực sự “nghe” và “thấy” Đức Giê-su.

Để cuốn sách này được hoàn thành, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn Dòng Đa Minh đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc nghiên cứu. Đặc biệt xin cảm ơn chị Blandine Đặng Thị Hiền và chị Agnès Đặng thị Phú đã dành nhiều thời gian và công sức đọc lại cẩn thận bản thảo. Hai chị đã góp phần quý báu làm cho tài liệu được rõ ràng, chính xác và dễ hiểu hơn.

Giu-se Lê Minh Thông, O.P. 
Email: josleminhthong@gmail.com









Sách: Ngữ pháp Hy-Lạp Tân Ước



Mitspe Ramon (Crater), hoang mạc Negev, Israel, ngày 25-10-2007.

Khổ 14 x 20 cm, 460 tr. Sách học tiếng Hy Lạp Tân Ước (phần căn bản) 


Nội dung

Các sách Tân Ước đều viết bằng tiếng Hy Lạp. Tập sách Ngữ pháp Hy Lạp Tân Ước trình bày phần văn phạm căn bản tiếng Hy Lạp Koinê (Hy Lạp phổ thông) được dùng để viết các sách Tân Ước. Đây là tập sách tham khảo các điểm văn phạm, vì thế các loại từ như danh từ, tính từ, động từ, mạo từ… được trình bày chi tiết theo từng mục. Phần nội dung tổng quát và nội dung chi tiết đầu sách giúp độc giả nhanh chóng tìm ra điểm văn phạm cần tra cứu.

Ngữ Pháp Hy Lạp Tân Ước bàn về cấu tạo từ, chẳng hạn tìm hiểu biến cách (déclinaison) của danh từ, tính từ, mạo từ…, cách chia động từ ở các dạng (voix), lối (mode) và thì (temps) khác nhau... Tập sách đã xuất bản: Cú Pháp Hy Lạp Tân Ước, 2010, bàn về trật tự (syntaxe) của từ trong câu văn như sự tương hợp giữa các từ, các mệnh đề, cách đặt câu…

Hai tài liệu: (1) Ngữ pháp Hy Lạp Tân Ước (phần căn bản), 460 tr.; (2) Cú Pháp Hy Lạp Tân Ước (phần nâng cao), 460 tr. làm thành bộ sách học tiếng Hy Lạp Tân Ước, giúp tiếp cận bản văn gốc để thưởng thức nét hay, nét đẹp trong kho tàng mặc khải; cũng như nhận ra sự phong phú, đa dạng và phức tạp trong việc dùng ngôn ngữ loài người – giới hạn trong thời gian và không gian – để chuyển tải mặc khải của Thiên Chúa. Xem trích đoạn 29 trang. Xin trân trọng giới thiệu đến độc giả. 


Giu-se Lê Minh Thông, O.P.
Email: josleminhthong@gmail.com
http://leminhthongtinmunggioan.blogspot.com/2011/02/sach-022011-ngu-phap-hy-lap-tan-uoc.html

Sách đã xuất bản.


Sách: Khủng hoảng và giải pháp



Mặt tiền Thánh Đường Mộ Đức Giê-su
trong thành phố cổ Giê-ru-sa-lem ngày nay

Khổ 14,5 x 20 cm, 316 trang. Loại sách học hỏi Tin Mừng


Nội dung

Tin Mừng thứ tư cho thấy các môn đệ trước biến cố Thương Khó – Phục Sinh, cũng như cộng đoàn Gio-an cuối thế kỷ I, đang khủng hoảng trầm trọng. Khủng hoảng từ bên trong: người nộp Thầy, kẻ chối Thầy; đã xảy ra việc nhiều môn đệ bỏ đi, không theo Đức Giê-su nữa. Các môn đệ chưa hiểu ý nghĩa biến cố đang xảy ra, nên “nỗi buồn lấp đầy” lòng các môn đệ vì Đức Giê-su sắp ra đi. Cộng đoàn người tin hoang mang vì Đức Giê-su vắng mặt. Không thấy Người lên tiếng, họ nghĩ bị bỏ rơi, bị mồ côi. Đối với bên ngoài, cộng đoàn môn đệ đang xao xuyến và sợ hãi trước sự thù ghét và bách hại. Những thử thách trên quy về một khủng hoảng duy nhất: Khủng hoảng niềm tin. Niềm tin của các môn đệ đang bị lung lay và có nguy cơ vấp ngã. Vậy, làm thế nào để vượt qua và đứng vững?

Tin Mừng thứ tư đưa ra nhiều giải pháp thiết thực cho những khủng hoảng trên nhờ lời mặc khải. Ngay lúc khủng hoảng, Đức Giê-su ban bình an và niềm vui của Người cho các môn đệ. Người mời gọi các môn đệ sống tình yêu của Người và sai Đấng Pa-rác-lê – Thần Khí sự thật – đến để ở với các môn đệ mãi mãi. Đấng này dạy và dẫn các môn đệ đi trong chân lý toàn vẹn. Lời mặc khải giúp các môn đệ xác tín rằng: Chính Đức Giê-su đã thắng thế gian và thủ lãnh thế gian đã bị xét xử. Nhờ chân lý mặc khải các môn đệ vững tin vào Người.

Những giải pháp Đức Giê-su đề nghị không làm biến mất những thử thách; ngược lại, ngay giữa những khó khăn trong cuộc sống hằng ngày, các môn đệ sẽ vượt qua tất cả, nhờ ơn ban từ trên cao, nhờ chân lý mặc khải đến từ Thiên Chúa. Thực ra, người tin ở trong hoàn cảnh tiến thoái lưỡng nan: Theo Đức Giê-su thì gặp nhiều khó khăn nhưng lại có sự sống đích thực; không theo Đức Giê-su lại bị chết khô như cành nho không gắn liền với thân nho. Ước mong tập sách Khủng hoảng và giải pháp cho các môn đệ trong Tin Mừng thứ tư vừa giúp độc giả học hỏi Tin Mừng vừa giúp tìm ra giải pháp để vượt qua những khủng hoảng trong cuộc sống. Xem trích đoạn 23 trang
Xin trân trọng giới thiệu đến độc giả.

Giu-se Lê Minh Thông, O.P.

Sách: Môn đệ Đức Giê-su yêu mến



Giu-se Lê Minh Thông, Người môn đệ Đức Giê-su yêu mến trong Tin Mừng thứ tư là ai?Cà Mau, Nxb. Phương Đông, 2010, 274 tr.



Cổng Đa-mát, phía Bắc thành phố cổ Giê-ru-sa-lem ngày nay



Nội dung

Theo truyền thống Hội Thánh, môn đệ Đức Giê-su yêu mến trong Tin Mừng thứ tư là tông đồ Gio-an con ông Dê-bê-đê. Nhưng từ cuối thế kỷ XIX đã dấy lên phong trào cho rằng: Môn đệ Đức Giê-su yêu mến không phải là tông đồ Gio-an. Các Giáo Phụ thế kỷ II-III nói gì về điều này? Lập trường của Hội Thánh Công Giáo ra sao? Nghiên cứu Kinh Thánh ngày nay đi theo hướng nào? Tin Mừng thứ tư phác họa khuôn mặt người môn đệ này ra sao? Có thể nói gì về tác giả sách Tin Mừng thứ tư?

Tập sách nêu lên sự phức tạp của vấn đề và thử trả lời những câu hỏi trên. Trong tình trạng nghiên cứu Kinh Thánh hiện nay, có thể nói: Người môn đệ Đức Giê-su yêu mến vừa là nhân vật lịch sử, vừa là nhân vật biểu tượng. Người môn đệ này là khuôn mẫu cho độc giả về tương quan tình yêu với Đức Giê-su, là mẫu mực về lòng tin, về sự nhận biết và về lời chứng. Tin Mừng mời gọi độc giả hãy sống như người môn đệ Đức Giê-su yêu mến. Xem trích đoạn 24 trang.
Xin trân trọng giới thiệu đến độc giả. 

Giu-se Lê Minh Thông, O.P.
Email: josleminhthong@gmail.com
http://leminhthongtinmunggioan.blogspot.com/2010/10/gioi-thieu-sach-nguoi-mon-e-uc-gie-su_19.html

Sách đã xuất bản.


Sách: Phân tích thuật chuyện và cấu trúc



Hẻm núi Avdat trong hoang mạc Negev, Israel ngày nay


Khổ 14,5 x 20,5 cm, 228 trang. Loại sách Phương pháp đọc Kinh Thánh


Nội dung

Có hai cách đọc bản văn Kinh Thánh: Cách đọc thứ nhất xem bản văn như một cửa sổ để nhìn ra khu vườn lịch sử. Bản văn trở thành dữ liệu lịch sử, người đọc tìm hiểu lịch sử qua bản văn. Cách đọc này không quan tâm nhiều đến tương tác giữa “người đọc” và “bản văn”.

Cách đọc thứ hai xem bản văn như một bức tranh để chiêm ngắm. Người đọc tìm thấy trong bản văn cách sắp xếp các ý tưởng, từ ngữ, nhân vật, tương tự như sự sắp xếp màu sắc, ánh sáng, nhân vật trong một bức tranh. Một bức tranh đẹp mang lại ý nghĩa và thú vị cho người xem. Biết cách đọc bản văn Kinh Thánh cũng đem lại ý nghĩa và thú vị cho người đọc. Tập sách Phân tích thuật chuyện và cấu trúc bàn về lý thuyết và áp dụng cách đọc thứ hai này.

Tập sách giúp người đọc tìm ra ý nghĩa mặc khải trong bản văn, giúp nhận ra sứ điệp bản văn muốn gửi tới độc giả. Khi đọc bản văn Kinh Thánh, người đọc làm cho bản văn Kinh Thánh sống động và có ý nghĩa; đồng thời bản văn Kinh Thánh cũng làm cho người đọc được sống, được nuôi dưỡng, nhờ những nét hay, đẹp và độc đáo trong bản văn. Đọc bản văn Kinh Thánh như thế tạo ra sự tương tác giữa hai thế giới: Thế giới của bản văn (sứ điệp mặc khải) và thế giới của người đọc (kinh nghiệm sống, văn hóa, lịch sử bản thân). Sự tương tác giữa hai thế giới này làm cho cuộc sống người đọc thêm phong phú và ý nghĩa. Phần áp dụng phân tích ba đoạn văn:

1. Ga 6,22-71: “Thánh thể”, lý trí và đức tin. 
2. Ga 11,1-54: “Chết” và “sống”. 
3. Ga 18,28–19,16a: Đức Giê-su và Phi-la-tô. 

Ý nghĩa mặc khải trong ba đoạn văn này gắn liền với ý nghĩa cuộc đời người đọc. Ước mong tập sách này giúp những ai yêu mến Lời Chúa có thể tự khai thác kho tàng vô tận của Lời mặc khải, không phải chỉ để “hiểu biết” mà quan trọng hơn là để “chiêm ngắm”, “suy tư” và “sống với” Lời. Xin trân trọng giới thiệu đến độc giả. Xem trích đoạn 14 trang.


Sách: Tình yêu và tình bạn (Ga 15,9-17)



Thành phố cổ Giê-ru-sa-lem ngày nay, nhìn từ núi Ô-liu

Khổ 14 x 20 cm, 316 trang. Loại sách học hỏi Tin Mừng



Nội dung

“Tình yêu” và “tình bạn” trong Tin Mừng thứ tư là đề tài quan trọng, vừa độc đáo và phong phú, vừa tinh tế và phức tạp. Nếu Thiên Chúa đã quá yêu thương thế gian đến nỗi ban Con Một của Người (Ga 3,16) thì con người lại yêu mến bóng tối hơn ánh sáng (3,19). Nếu Đức Giê-su đã yêu thương những kẻ thuộc về mình cho đến cùng (13,1), thì thế gian thù ghét cũng yêu thương những ai thuộc về thế gian (15,19). Làm sao phân biệt được “tình yêu của Thiên Chúa”, “tình yêu của con người” và “tình yêu của thế gian”? Đề tài “yêu mến bóng tối” sẽ được bàn đến trong một cuốn sách khác, tập sách này chỉ nói về “tình yêu” và “tình bạn” của Đức Giê-su và của các môn đệ.

Về tình yêu, tương quan tình yêu: “Chúa Cha - Đức Giê-su - các môn đệ” được trình bày thế nào trong Ga 15,9-10? Đức Giê-su ban điều răn mới: “Anh em hãy yêu thương nhau như Thầy đã yêu thương anh em” (15,12), nhưng tại sao “yêu thương” mà lại là “điều răn”? Điều răn này mới ở điểm nào so với Cựu Ước và so với điều răn yêu thương trong các sách Tin Mừng khác? Điều răn yêu thương này dành cho ai? Bản chất của điều răn này là “tình yêu” hay là điều gì khác?

Về tình bạn, các môn đệ cần làm gì để trở thành bạn hữu của Đức Giê-su? Ngược lại, Đức Giê-su đã làm gì để các môn đệ trở thành bạn hữu của Người? Đây là tình bạn ngang hàng hay không ngang hàng? “Tình bạn” là đề tài độc đáo riêng của Tin Mừng thứ tư, nhằm đề cao sự tự do của con người. Vì là bạn hữu, con người hoàn toàn tự do đi theo Đức Giê-su hay chối bỏ Người. Sự tự do này làm cho lựa chọn dấn thân của người môn đệ nên cao quý.

Có thể nói, người tin vừa là người yêu của Chúa Cha và của Đức Giê-su, vừa là môn đệ, vừa là bạn hữu, vừa là anh em với Đức Giê-su. Tất cả những danh xưng này này nhằm mô tả tương quan phong phú, độc đáo và mới mẻ giữa Đức Giê-su và các môn đệ. Tập sách này phân tích Ga 15,7-17 vì đoạn văn này nhấn mạnh đề tài “tình yêu” và “tình bạn”, qua đó cho thấy những nét chính của đề tài này trong Tin Mừng thứ tư. Xem trích đoạn 29 trang. Xin trân trọng giới thiệu đến độc giả.


Giu-se Lê Minh Thông, O.P.
Email: josleminhthong@gmail.com
http://leminhthongtinmunggioan.blogspot.com/2010/10/gioi-thieu-sach-tinh-yeu-va-tinh-ban_555.html

Sách đã xuất bản.


Sách: Tin Mừng Mác-cô, Hy Lạp – Việt



Ca-phác-na-um, Ga-li-lê, Ít-ra-en ngày nay.

Khổ 14 x 20 cm, 236 trang. Loại sách song ngữ


Trích Lời nói đầu

Tài liệu Tin Mừng Mác-cô, Hy Lạp – Việt nhằm đáp ứng nhu cầu học hỏi Tin Mừng Mác-cô. Trong việc tìm hiểu Kinh Thánh, người đọc luôn có nhu cầu tiếp cận bản văn gốc để định hướng cho việc hiểu bản văn. Đồng thời nhận ra rằng bản văn chúng ta có hiện nay hàm chứa những điểm tinh tế, kể cả những khó khăn và phức tạp, để từ đó không quá dễ dàng trong việc giải thích Kinh Thánh. Tiếp cận bản văn gốc sẽ mở ra cho người đọc sự phong phú trong cách hiểu bản văn, giúp người đọc trung thành với bản văn và hiểu đúng mặc khải của Thiên Chúa trong các sách mà Hội Thánh đã nhận vào Quy Điển.

Riêng Tin Mừng Mác-cô, đã có những bản dịch có giá trị với những chú thích hữu ích giúp hiểu Tin Mừng này. Về tiếng Việt có bản dịch Kinh Thánh trọn bộ của Nhóm Phiên Dịch Các Giờ Kinh Phụng Vụ (1999); bản dịch Tân Ước, có hiệu đính (2008). Bản dịch của cha Nguyễn Thế Thuấn (1976) chủ trương dịch sát, giúp tiếp cận bản văn gốc. Ngoài ra còn có các bản dịch tiếng Việt và các thứ tiếng khác. Các tác giả viết sách chú giải Tin Mừng Mác-cô cũng thường đề nghị cách dịch riêng dựa trên bản văn gốc Hy Lạp.

Cuốn sách Tin Mừng Mác-cô, Hy Lạp – Việt này không thay thế các bản dịch mà chỉ góp phần vào nhu cầu tiếp cận bản Hy Lạp Tin Mừng Mác-cô. Người không biết tiếng Hy Lạp có thể xem phần chuyển ngữ tiếng Việt là một cố gắng vừa theo sát bản văn gốc Hy Lạp vừa giữ cho câu cú tiếng Việt có thể hiểu được. Với người biết tiếng Hy Lạp, phần chuyển ngữ tiếng Việt chỉ là gợi ý, mỗi người có thể chuyển ngữ theo văn phong riêng để lột tả ý nghĩa phong phú của bản văn. 

Học hỏi Kinh Thánh là việc làm không bao giờ xong. Tìm hiểu Tin Mừng không chỉ để biết kiến thức mà quan trọng hơn là biết để sống, để gặp gỡ Đức Giê-su và để thấm nhuần giáo huấn của Người. Xu hướng tìm hiểu Kinh Thánh hiện nay chú trọng đến bản văn và người đọc (độc giả mọi nơi, mọi thời). Thực vậy, người đọc có vai trò chủ động, vì người đọc có quyền chọn phân tích và đào sâu những khía cạnh khác nhau trong bản văn phù hợp với ưu tư, tìm kiếm và hoàn cảnh của mỗi người. 

Phần chuyển ngữ tiếng Việt trong tập sách này vẫn cần được cập nhật, điều chỉnh và bổ sung trong quá trình học hỏi và tìm hiểu bản văn. Rất mong được sự góp ý của độc giả để cùng nhau làm cho việc học hỏi Lời Chúa trở thành niềm say mê và hứng thú cho mọi người. Xem trích đoạn 33 trang. Xin trân trọng giới thiệu đến độc giả.

Giu-se Lê Minh Thông, O.P.
Email: josleminhthong@gmail.com
http://leminhthongtinmunggioan.blogspot.com/2011/06/gioi-thieu-sach-tin-mung-mac-co-hy-lap.html

Sách đã xuất bản.


Sách: Ðấng Pa-rác-lê, Thần Khí sự thật



Khu dân cư phía Nam và bên ngoài thành phố cổ Giê-ru-sa-lem ngày nay

Khổ 14 x 20 cm, 376 trang. Loại sách học hỏi Tin Mừng 


Nội dung

“Đấng Pa-rác-lê” trong Tin Mừng thứ tư đồng hóa với “Thần Khí sự thật” và “Thánh Thần”. Đấng Pa-rác-lê, tiếng Hy-lạp: Paraclêtos, được dịch nhiều cách, chẳng hạn trong tiếng Việt: “Đấng Bảo trợ”, “Đấng Bàu chữa”…; tiếng Pháp: “le Consolateur”; tiếng Anh: “the Comforter”, “the Counsellor”, “the Helper”, “the Advocate”... Một số bản dịch giữ nguyên ngữ: “Paracletus” (La Tinh), “Le Paraclet” (Pháp), “The Paraclete” (Anh). Tại sao lại chọn giữ nguyên ngữ và gọi là “Đấng Pa-rác-lê”?

Tập sách này tìm hiểu chi tiết về Đấng Pa-rác-lê. Điểm độc đáo là trong toàn bộ Kinh Thánh, Đấng Pa-rác-lê – Thần Khí sự thật, chỉ xuất hiện trong Tin Mừng thứ tư và có những vai trò rất đặc biệt. Có thể tóm kết trong bốn điểm:

1) Đấng Pa-rác-lê là ĐẤNG Ở VỚI, Người ở trong các môn đệ mãi mãi với điều kiện: “Yêu mến Đức Giê-su và giữ các điều răn của Người”.
2) Đấng Pa-rác-lê là THẦY DẠY, Người sẽ dạy và nhắc nhớ lại cho các môn đệ tất cả những gì Đức Giê-su đã nói; Người dạy các môn đệ biết sự thật về thế gian và sự thật về Đức Giê-su. 
3) Đấng Pa-rác-lê là ĐẤNG LÀM CHỨNG, Người sẽ làm chứng về Đức Giê-su trước và trong các môn đệ, nhờ đó các môn đệ có thể làm chứng cho Đức Giê-su. 
4) Đấng Pa-rác-lê là ĐẤNG DẪN ĐƯỜNG, Người sẽ dẫn các môn đệ đi trong sự thật toàn vẹn. 

Với những vai trò quan trọng như trên người môn đệ không thể sống niềm tin và học hỏi về Đức Giê-su mà không có sự hướng dẫn và dạy dỗ của Đấng Pa-rác-lê.

Ngoài ra, tập sách còn thử trả lời các câu hỏi về tương quan giữa Đấng Pa-rác-lê và Đức Giê-su: Tại sao lại gọi là “Đấng Pa-rác-lê khác”? Đấng Pa-rác-lê và Đức Giê-su giống nhau và khác nhau ở điểm nào? Đấng Pa-rác-lê có thay thế Đức Giê-su không? Đấng Pa-rác-lê tương quan thế nào với thế gian?... 

Ước mong tập sách này góp phần tìm hiểu về Đấng Pa-rác-lê là Đấng không thể vắng mặt trong cuộc đời người môn đệ Đức Giê-su sau biến cố Thương Khó – Phục Sinh. Xem trích đoạn 29 trang tại đây
Xin trân trọng giới thiệu đến độc giả.

Giu-se Lê Minh Thông, O.P.
Email: josleminhthong@gmail.com
http://leminhthongtinmunggioan.blogspot.com/2010/10/gioi-thieu-sach-ang-pa-rac-le-than-khi.html

Sách đã xuất bản.


Sách: Yêu và ghét, phần 1 và 2



Thung lũng Kít-rôn ở phía Đông thành phố cổ Giê-ru-sa-lem ngày nay




Núi Ô-liu nhìn từ trên bức tường phía Đông
thành phố cổ Giê-ru-sa-lem ngày nay

Khổ 14 x 20 cm, phần 1, 400 trang; phần 2, 400 trang. 
Loại sách học hỏi Tin Mừng 


Nội dung 

“YÊU” và “GHÉT” là đề tài lớn trong Tin Mừng thứ tư. Tin Mừng này được trình bày như một vụ kiện giữa “ánh sáng” và “bóng tối”, giữa lựa chọn “tin” hay “không tin”. Ngay từ đầu Tin Mừng (chương 3), tình yêu của Thiên Chúa dành cho thế gian: “Thiên Chúa đã yêu mến thế gian đến nỗi ban Con Một” (Ga 3,16) được đặt song song với tình yêu của con người dành cho bóng tối: “Người ta đã yêu mến bóng tối hơn ánh sáng” (3,19). Đến cuối Tin Mừng (chương 15), đề tài “ghét” được nhấn mạnh khi Đức Giê-su nói với các môn đệ: “Nếu thế gian ghét anh em, anh em hãy biết rằng nó đã ghét Thầy trước” (15,18). 

Đứng trước “tình yêu dành cho bóng tối” và “sự thù ghét của thế gian”, Đức Giê-su mời gọi các môn đệ sống theo nguyên tắc: “Ai yêu mạng sống mình thì mất nó; ai ghét mạng sống mình trong thế gian này, thì sẽ giữ được nó cho sự sống đời đời.” 

YÊU và GHÉT trong Tin Mừng Gio-an cố gắng tìm hiểu cách thức Tin Mừng Gio-an xây dựng thần học qua hai động từ đối lập “yêu – ghét”, qua việc trả lời những câu hỏi: Thế gian thù ghét là ai? Tại sao thế gian ghét các môn đệ? Hậu quả của việc yêu mến bóng tối là gì? Tại sao Đức Giê-su lại mời gọi các môn đệ “ghét mạng sống mình”, kiểu nói này diễn tả điều gì và có ý nghĩa gì trong bối cảnh Tin Mừng Gio-an? 

Đề tài tình yêu và tình bạn về phía Đức Giê-su và các môn đệ đã được bàn đến trong tập sách Tình yêu và tình bạn trong Ga 15,9-17, hai tập sách này tập trung tìm hiểu đề tài “yêu và ghét” của những người không tin vào Đức Giê-su trong Tin Mừng, và thử đưa ra câu trả lời của Đức Giê-su và của các môn đệ khi phải đối diện với sự thù ghét của thế gian. Xem trích đoạn Yêu Ghét phần I, 29 trang; trích đoạn Yêu Ghét phần II, 22 trang. Xin trân trọng giới thiệu đến độc giả. 

Giu-se Lê Minh Thông, O.P.
Email: josleminhthong@gmail.com
http://leminhthongtinmunggioan.blogspot.com/2010/10/gioi-thieu-sach-yeu-va-ghet-trong-tin.html

Sách đã xuất bản.


Sách: Bản văn Gio-an, Tin Mừng và ba Thư



Nhà Thờ thánh Tê-pha-nô, tu viện anh em Đa Minh.
École Biblique et Archéologique Française de Jérusalem
(Trường Kinh Thánh và Khảo cổ Pháp ở Giê-ru-sa-lem)

Khổ 14 x 20 cm. Loại sách song ngữ


Trích Lời nói đầu

Học hỏi Kinh Thánh là việc làm không bao giờ cùng. Bằng chứng là đã hơn hai mươi thế kỷ qua, Kinh Thánh vẫn được học hỏi với nhiều phương pháp khác nhau tùy theo tâm thức của mỗi thời đại. Hơn nữa, học hỏi Lời Chúa không phải chỉ để “biết” mà quan trọng hơn là để “sống”, để “được nuôi dưỡng”. Lời Chúa giúp đón nhận sự sống đích thực nhờ tin vào Đức Giê-su như kết luận sách Tin Mừng Gio-an: “Những điều đã được ghi chép là để anh em tin rằng Đức Giê-su là Đấng Ki-tô, Con Thiên Chúa, và nhờ tin, anh em có sự sống trong danh Người” (Ga 20,31).

hướng học hỏi Kinh Thánh hiện nay chú trọng đến bản văn và người đọc. Người đọc có vai trò chủ động, người đọc có thể chọn đào sâu khía cạnh nào trong bản văn phù hợp với sự tìm kiếm của mình. Cuộc đời và ưu tư của mỗi người khác nhau, nên bản văn cũng được đọc với nhiều tâm trạng khác nhau. Khi đọc bản văn với cuộc đời của mình, người đọc làm cho bản văn trở nên sống động và ý nghĩa bản văn thêm phong phú.

Người đọc thì nhiều, nhưng bản văn chỉ có một. Làm thế nào để không xa rời bản văn, hay gán cho bản văn những điều xa lạ với sứ điệp của bản văn? Việc học hỏi Kinh Thánh luôn có nhu cầu tiếp cận bản văn gốc để tránh nguy cơ rời xa ý nghĩa của bản văn. Tiếp cận bản văn gốc giúp người đọc trung thành với sứ điệp mặc khải trong Kinh Thánh. Tiếp cận bản văn gốc vừa nhận ra sự phong phú, vừa ý thức sự phức tạp của bản văn để không ngừng tìm kiếm.

Đã có những bản dịch Kinh Thánh tiếng Việt có giá trị. Chẳng hạn, bản dịch của cha Nguyễn Thế Thuấn, các bản dịch của Nhóm Phiên Dịch Các Giờ Kinh Phụng Vụ; cùng với các bản dịch tiếng Việt và các thứ tiếng khác. Các nhà chú giải cũng thường đề nghị cách dịch sát bản văn gốc và dựa vào đó để chú giải. Bản văn Gio-an, TIN MỪNG và BA THƯ, Hy Lạp – Việt là một cố gắng tiếp cận bản văn gốc Hy Lạp. Tập sách này không thay thế các bản dịch mà chỉ góp phần vào việc tìm hiểu bản văn. Người không biết tiếng Hy Lạp có thể xem phần tiếng Việt là dịch sát bản văn Hy Lạp theo từng ý, từng câu. Đối với người biết tiếng Hy Lạp thì phần tiếng Việt chỉ là gợi ý. Mỗi người có thể dịch theo văn phong riêng của mình. 

Học hỏi Tin Mừng và ba thư Gio-an là bước vào một thế giới muôn màu muôn vẻ trong kho tàng Lời Chúa. Ai yêu mến học hỏi “lời sự sống” sẽ tìm được “bánh sự sống” và “nước sự sống” làm “lương thực không hư nát” đem lại sự sống đời đời và ý nghĩa cho cuộc sống trần thế. Xem trích đoạn 29 trang
Xin trân trọng giới thiệu đến độc giả.

Giu-se Lê Minh Thông, O.P.
Email: josleminhthong@gmail.com
http://leminhthongtinmunggioan.blogspot.com/2011/04/gioi-thieu-sach-ban-van-gio-tin-mung-va_8.html

Sách đã xuất bản.


Sách: Khải Huyền, Hy Lạp – Việt



Con đường chính ở di tích khảo cổ Beith She’an (Scythopolis), ở phía nam vùng Ga-li-lê, gần sông Gio-đan, ngày 05/01/2008.

Khổ 14,5 x 21,4 cm, 288 trang. Loại sách song ngữ 


Trích Lời nói đầu

Khải Huyền là sách cuối cùng trong 27 sách của Tân Ước. Sách Khải Huyền kết thúc bằng lời xin: “Lạy Chúa Giê-su, xin Ngài hãy đến” (22,20). Đây là lời nguyện cầu của Hội Thánh qua mọi thời đại, nhất là lúc Hội Thánh gặp thử thách. Dù trong hiện tại các Ki-tô hữu đang gặp nhiều gian truân, nhưng sách Khải Huyền cho người tin biết rằng: Những thế lực sự dữ sẽ thất bại và sẽ bị xét xử. Chiến thắng chung cuộc thuộc về Đức Giê-su Phục Sinh và những ai trung tín với Người. Vì thế, sách Khải Huyền là nguồn động viên lớn lao cho các môn đệ Đức Giê-su. Với sự hiện diện và sự khích lệ của Đấng Phục Sinh, người Ki-tô hữu có sức mạnh, can đảm và nghị lực để trung tín với Người cho đến cùng.

Tuy nhiên, nội dung mặc khải trên được chuyển tải bằng thể văn khải huyền. Nghĩa là những thực tại lịch sử và những chân lý mặc khải được trình bày qua các biểu tượng. Cần biết ý nghĩa của biểu tượng để lĩnh hội thông điệp của câu chuyện. Chẳng hạn, các nhân vật như: “Con Mãng Xà”, “Con Thú”, “Con Điếm” được viết hoa vì chúng có nghĩa biểu tượng. “Con Mãng Xà” là Xa-tan, “Con Thú” là hoàng đế Rô Ma, “Con Điếm” là thành Rô Ma với hai nghĩa: 1) Thờ ngẫu tượng là bất trung với Thiên Chúa, là ngoại tình, là làm điếm. 2) Ám chỉ lối sống xa hoa truỵ lạc của thành Rô Ma thời đó. 

Sách Khải Huyền còn dùng biểu tượng các con số và màu sắc. Chẳng hạn, 7 thần khí, 7 ấn, 7 chén tai ương, 12 chi tộc, 24 vị Kỳ Mục, 42 tháng, 1.000 năm, v.v... những con số này có ý nghĩa gì? Về màu sắc, có màu trắng (ngựa trắng, áo trắng, mây trắng, tóc trắng), gam màu đỏ (đỏ thẫm, đỏ tía, đỏ như lửa, màu lửa), màu đen và màu xanh nhạt... những màu này ám chỉ điều gì? Các Chú thích và Phụ lục trong cuốn Sách Khải Huyền Hy Lạp – Việt sẽ trả lời phần nào ý nghĩa của các biểu tượng trên. Tập sách này giúp tiếp cận bản văn gốc Hy Lạp và đôi lúc có thêm trong ngoặc tiếng Anh hoặc tiếng Pháp để giúp hiểu dễ dàng hơn các từ ngữ. 

Trong hành trình trần thế, những thử thách trong cuộc đời có thể làm người Ki-tô hữu mệt mỏi, chán nản, thiếu sức sống. Hãy đọc sách Khải Huyền, hãy đến với Đấng Hằng Sống để được ghi tên vào “sách sự sống” và đội “triều thiên sự sống”, để được ăn “trái cây sự sống” và “uống nước sự sống” là thứ lương thực có khả năng làm thoả mãn mọi khát vọng sâu xa của con người. Xin giới thiệu đến độc giả Sách Khải Huyền Hy Lạp – Việt, với ước mong được góp phần nhỏ mọn vào việc học hỏi và sống Lời mặc khải. Xem trích đoạn 32 trang.

Giu-se Lê Minh Thông, O.P.
Email: josleminhthong@gmail.com
http://leminhthongtinmunggioan.blogspot.com/2011/10/gioi-thieu-sach-khai-huyen-hy-lap-viet.html

Sách đã xuất bản.


01/01/2020

À propos de Frère Joseph Lê Minh Thông, OP.


 Dattes en Galilée

Jesus dit à ses disciples: “C’est la gloire de mon Père 
que vous portiez beaucoup de fruit et deveniez mes disciples” (Jn 15,8. BJ)



About Fr. Joseph Lê Minh Thông, OP.


Date in Galilee

Jesus said to his disciples: “By this my Father is glorified, that you bear much fruit, 

and so prove to be my disciples” (Jn 15:8, RSV-SCE)


Về Giuse Lê Minh Thông, OP.


Joseph Lê Minh Thông is a Vietnamese, Dominican priest. He belongs to the Order of Preachers (O.P.), commonly known as the Dominican Order or Dominicans. He studied in France at the Catholic University of Lyon (Université Catholique de Lyon). In 2008, he passed his doctorate degree in Biblical Theology (Doctorat en Théologie) from the Catholic University of Lyon. The title of his doctoral dissertation is Aimer et Haïr dans l’Évangile de Jean (Love and Hate in the Gospel of John). The advisor of this research is Father professor Jean-Pierre Lémonon. One chapter of this writing was presented in Revue Biblique, published by the  French Biblical and Archaeological School of Jerusalem (École biblique et archéologique française de Jérusalem). The title of his article is “‘Aimer sa vie’ et ‘haïr sa vie’ (Jn 12,25) dans le quatrième évangile”, Revue Biblique, 115-2 (4/2008) p. 219-244. On the basis of his doctoral dissertation on the Gospel of John, he has published some books in Vietmanese. Here are all of his publications.

Fr. Joseph Lê Minh Thông wants to focus his research on the Gospel of John. At the Dominican Center of Studies, he is teaching the New Testament, particularly the Gospel of John, three Letters of John and the book of Revelation. He also lectures in two other courses: The Gospel of Mark and the Greek of the New Testament.

Through his blog: http://leminhthongtinmunggioan.blogspot.com/ which is approved by his provincial, father Joseph Ngô Sĩ Đình, OP., since December 13, 2010, Father Joseph Lê Minh Thông wishes to share with everybody one of the many ways of reading the Bible, especially the Gospel of John. 

English language is not his normal speaking and writing. He tries to become more proficient in the language, so any comment to improve what he has written will be greatly appreciated.


Source: http://leminhthongtinmunggioan.blogspot.com/2012/08/about-fr-joseph-le-minh-thong-op.html