22/01/2024

Mc 3,31-35: Đặc ân làm mẹ (mêtêr), anh/em (adelphos), chị/em (adelphê) của Đức Giê-su





Mc 3,31-35: “31 Mẹ của Người và anh em của Người đến, đứng ở ngoài và cho gọi Người ra. 32 Có một đám đông đang ngồi chung quanh Người, họ nói với Người: ‘Này, mẹ của Thầy và anh em của Thầy, [và chị em của Thầy] ở ngoài đang tìm Thầy.’ 33 Người lên tiếng nói với họ: ‘Ai là mẹ của Tôi và anh em [của Tôi]?’ 34 Rồi rảo mắt nhìn những kẻ ngồi chung quanh Người, Người nói: ‘Đây là mẹ của Tôi và anh em của Tôi. 35 [Vì] người thi hành ý muốn của Thiên Chúa, người ấy là anh em của Tôi, chị em và là mẹ của Tôi.’” (// Mt 12,46-50; Lc 8,19-21).

18/01/2024

Mc 1,1-15: Tin mừng (euaggelion) của ai?




Trong bốn sách Tin Mừng, danh từ Hy-lạp “euaggelion” (tin mừng) xuất hiện 8 lần trong Mc (1,1.14.15; 8,35; 10,29; 13,10; 14,9; 16,15) và 4 lần trong Mt (Mt 4,23; 9,35; 24,14; 26,13). Động từ “euaggelizô” (báo tin mừng) xuất hiện 1 lần trong Mt (Mt 11,5) và 10 lần trong Lc.

17/01/2024

Học hỏi Tin Mừng Gio-an




[01] 06/09. Phương pháp, tài liệu, bản văn Gio-an.

a) Giới thiệu khoá học.

b) Chương trình các buổi học: http://leminhthongtinmunggioan.blogspot.com/
\ Tiếng Việt \ Học hỏi Tin Mừng Gio-an.

c) Tài liệu.
+ Sách: - Giới thiệu sách.
+ Internet Blog Tin Mừng Gio-an:
http://leminhthongtinmunggioan.blogspot.com/
+ Từ ngữ 4 TM: http://tungubontinmung.blogspot.com/


e) Dẫn nhập: Bản văn Gio-an, TIN MỪNG và BA THƯ, Hy Lạp – Việt, tr. 15-30.


Câu hỏi gợi ý:
1- Các loại tác giả và độc giả
2- Sự thật lịch sử và sự thật bản văn
3- Trình trạng bản văn Tân Ước
4- Các từ giữ nguyên ngữ
5- Cấu trúc Tin Mừng Gio-an.


[02] 13/09. Người môn đệ Đức Giê-su yêu mến

Đọc năm đoạn văn về Người môn đệ Đức Giê-su yêu mến: 
(1) 13,21-26; (2) 19,25-37; (3) 20,2-10; (4) 21,1-14; (5) 21,18-24.

Sách:
- Người môn đệ Đức Giê-su yêu mến trong Tin Mừng thứ tư là ai?
Bài viết:
- Ba môn đệ vô danh và môn đệ Đức Giê-su yêu mến (TM Gio-an).
- Ga 21,20-25. Vận mệnh, bút tích và lời chứng của môn đệ Đức Giê-su yêu mến.
- Ga 19,35; 21,24. Lời chứng của môn đệ Đức Giê-su yêu mến.

Câu hỏi gợi ý:
1- Bốn môn đệ vô danh được nói đến ở đâu trong Tin Mừng?
2- Khác nhau giữa hai cách gọi: “môn đệ Chúa yêu”, “môn đệ Đức Giê-su yêu mến”, cách gọi nào đúng theo bản văn?
3- Lời chứng của môn đệ Đức Giê-su yêu mến ở 19,35.
4- Giải thích ý nghĩa việc Đức Giê-su muốn môn đệ Người yêu mến ở lại cho đến khi Người trở lại (21,22).
5- Năm đặc điểm của người môn đệ này trong tương quan với Đức Giê-su trong năm đoạn văn.
6- Tương quan giữa môn đệ Đức Giê-su yêu mến và độc giả.


[03] 20/09. Vấn đề tác giả sách Tin Mừng thứ tư

Sách: Người môn đệ Đức Giê-su yêu mến trong Tin Mừng thứ tư là ai?
- Tài liệu thế kỷ II-III, tr. 17-50.
- Nghiên cứu ngày nay về người môn đệ Đức Giê-su yêu mến, tr. 51-90.
- Vấn đề tác giả Tin Mừng thứ tư, tr. 178-236.

Bài viết:
- Ai là tác giả Tin Mừng Gio-an?
- Tông Đồ Gio-an và môn đệ Đức Giê-su yêu mến.

Câu hỏi gợi ý:
1- Hai cách hiểu về môn đệ Đức Giê-su yêu mến ở Ga 21,2.
2- Dựa vào đâu để kết luận: môn đệ Đức Giê-su yêu mến khác với tông đồ Gio-an?
3- Các chi tiết trong Tin Mừng cho thấy bản văn được biên soạn qua nhiều giai đoạn.
4- Môn đệ Đức Giê-su yêu mến giữ vai trò gì trong việc biên soạn Tin Mừng Gio-an?
5- Các giai đoạn hình thành Tin Mừng.
6- Hai kết luận sách Tin Mừng.


04/01/2024

Mt 2,1-12: Các nhà chiêm tinh (magoi) và Vua dân Do Thái





Danh từ Hy-lạp “ho magos” có hai nghĩa: (1) Gốc từ “magos” có nghĩa “lớn, great” chỉ về tầng lớp trí thức ở Trung Đông cổ, nhất là ở Ba-tư. Họ thường thuộc hàng thượng tế của tôn giáo địa phương và hiểu biết về thiên văn (experts in astrology). (2) Nghĩa thứ hai chỉ về các nhà phù thuỷ (magicians, sorcerers) sử dụng phép thuật (witchcraft).