14/11/2024

“Điều răn” (調 噒) hay “giới răn” (誡 噒)

 

Núi Xi-nai và Tu viện Thánh Ca-ta-ri-na


Trong các bài viết và sách báo Ki-tô giáo, chúng ta thường gặp các từ “giới răn”, “mười giới răn”, “giới răn trọng nhất”, “giới răn mến Chúa yêu người”, “giới răn mới” (tìm từ “giới răn” trên web). Những kiểu nói này chỉ về “mười điều răn” trong Cựu Ước (Xh 20,1-17 // Đnl 5,6-21), “điều răn yêu thương” trong Tin Mừng Nhất Lãm (Mc 12,28-34 // Mt 22,36-40 // Lc 10,25-28) và “điều răn mới” trong Tin Mừng Gio-an (Ga 13,34; 15,12). Bài viết này quan sát cách dùng hai từ “giới” và “răn” trong chữ Hán và chữ Nôm, cũng như các bản dịch Kinh Thánh về đề tài này, từ đó đề nghị dùng từ “điều răn”, từ này phù hợp hơn khi bàn về Kinh Thánh.

Thiều Chửu, Hán–Việt tự điển, 2009, tr. 1048-1049, liệt kệ 18 chữ Hán đọc là “giới”; trong đó có hai từ liên quan đến bài viết:  (phồn thể  誡,giản thể ). Hai từ (đọc là “giới”) đều có bộ qua (binh khí) và bộ củng (chắp tay) với ý nghĩa hai tay nắm vững vũ khí để chiến đấu trên con đường tu luyện bằng việc giữ điều răn. Từ (giới) có thêm bộ ngôn  (lời nói), diễn tả những lời răn dạy; chẳng hạn, danh sách mười điều răn trong Cựu Ước chữ Hán là 十誡 (thập giới), viết đầy đủ  十 條 誡(thập điều giới mệnh), chữ Nôm là 調 (Mười điều răn). “Điều răn mới” trong Tin Mừng Gio-an (Ga 13,34), chữ Hán là 新 命 令 (tân mệnh lệnh) hay 新 誡 令 (tân giới mệnh); chữ Nôm là 調 (điều răn mới).

Theo Thiều Chửu, Hán–Việt Tự Điển, chữ (giới) có năm nghĩa: (1) răn, như “khuyến giới”; (2) phòng bị, như “dư hữu giới tâm”; (3) trai giới, nghĩa là trước khi cúng giỗ ăn chay tắm sạch để làm lễ cho kính; (4) lấy làm răn, như “giới tửu”; “ngũ giới” của Phật giáo là năm điều không nên làm; (5) cõi, như từ  (giới hạn, hạ giới). Chữ (giới) có ba nghĩa (1) bài răn bảo, như “giới tử thư” (thơ răn bảo con); (2) trừng giới (dùng hình phạt nhẹ cho biết sợ); (3) sai, bảo.

Chữ Nôm 調 (điều răn) tương đương với các chữ Hán là 命 令 (mệnh lệnh), 誡 令 (giới mệnh). Chữ Hán (giới)  được dùng trong chữ Nôm (giới) với hai nghĩa: (1) “Điều cấm kỵ”, “kiêng cữ”; (2) “che dấu”, “che đỡ” (x. Nguyễn Quang Hồng, Tự Điển Chữ Nôm Dẫn Giải, 2021).

Trong hai chữ Hán (giới) đã có nghĩa “răn” (khuyên răn, răn bảo), nếu dùng từ “giới răn” () trong tiếng Việt thì có nghĩa “răn răn”. Đây là cách cấu tạo từ ghép trong tiếng Việt: dùng một chữ Hán và một chữ Nôm đồng nghĩa; trong đó chữ Nôm giải thích ý nghĩa của chữ Hán, chẳng hạn chữ Nôm “hiếu thảo” (孝 討) gồm từ Hán có nghĩa “hết lòng phụng dưỡng cha mẹ”, đứng trước chữ Nôm có nghĩa “lòng thành”, “hiếu thuận”. Chữ Nôm (thảo) giải thích chữ Hán (hiếu) làm thành cụm từ tiếng Việt “hiếu thảo”. Cách dùng tương tự trong tiếng Việt như “băng giá”, “tiễn đưa”, “kỳ lạ”, “kính nể”, v.v....

Trong Cựu Ước, Xh 24,12 viết: “ĐỨC CHÚA phán với ông Mô-sê: ‘Hãy lên núi (núi Xi-nai, Xh 19,11) với Ta và ở lại đó; Ta sẽ ban cho ngươi những bia đá: luật và mệnh lệnh (BHS wǝhammiǝwāh, LXX kai tas entolas) Ta đã viết ra để dạy dỗ chúng (dân Ít-ra-en).” Trong câu này danh từ Híp-ri “miǝwāh” (mệnh lệnh, commandment), trong bản Hy-lạp LXX là danh từ “hê entolê” (mệnh lệnh, điều răn) ở đối cách, số nhiều “tas entolas”. “Điều răn mới” trong Tin Mừng Gio-an (Ga 13,34) có tiếng Hy-lạp là “entolê kainê”.

Các bản dịch Kinh Thánh thường dùng từ “điều răn” ở Ga 13,34; 14,15; 15,12. Bản dịch Kinh Thánh tiếng Việt đầu tiên của Cố Chính Linh (Albertus Schlicklin) dùng từ “điều răn” trong Quyển IV: Sấm truyền mới (1916). Cố Chính Linh dịch ba câu Đức Giê-su nói với các môn đệ như sau: Ga 13,34: “Tao truyền cho bay một điều răn mới, là bay hãy yêu thương nhau; tao đã yêu thương bay thế nào thì bay cũng hãy thương yêu nhau thế ấy”; Ga 14,15: “Nếu bay kính mến tao, thì bay hãy vâng giữ các điều răn tao”; và Ga 15,12: “Này là điều răn tao ban để bay thương yêu nhau như tao đã thương yêu bay vậy.” Năm 1926, cha Chính An (Fr. Marcus Gispert) xuất bản cuốn Bốn quyển sách Phúc-Âm Đức Chúa Giêsu Kirixitô, cũng dùng từ “điều răn” trong các câu trên. Bản dịch Kinh Thánh của cha Nguyễn Thế Thuấn dịch “điều răn mới” (Ga 13,34) và “các lịnh truyền” (Ga 14,15), “lịnh truyền” (Ga 15,12). Bản dịch của Nhóm CGKPV dùng từ “điều răn” trong ba câu này.

Từ những quan sát trên có thể đưa ra ba nhận định về cách dùng từ “điều răn” và “giới răn”:

-1. Cách dùng tiếng Việt bằng cách ghép từ “Hán + Nôm”, trong đó chữ Nôm giải thích chữ Hán như từ “giới răn”, chỉ diễn tả ý “khuyên răn”. Từ “điều răn”, chữ Nôm 調 , vừa không dùng chữ Hán, vừa phù hợp hơn với Kinh Thánh, chữ Nôm 調 (điều) chỉ từng khoảng mục của “lệnh truyền”.

-2. Theo văn phạm tiếng Việt, có thể dùng từ “giới răn” (Hán + Nôm) theo nghĩa chữ Nôm (răn) giải thích chữ Hán hay (giới). Tuy nhiên, chữ Nôm cũng dùng từ (giới) và có nghĩa “cấm kỵ”; chẳng hạn 五 戒 (ngũ giới) trong Phật giáo là năm điều cấm: sát sinh, trộp cắp, tà dâm, nói dối, uống rượu. Vì thế từ “giới răn” có thể hiểu là điều cấm, không nên làm. Trong Kinh Thánh, từ “điều răn” đồng nghĩa với “lệnh truyền” bao gồm điều phải làm và không được làm.

-3. Trong Tự Điển Công Giáo của Hội Đồng Giám Mục Việt Nam (2016), có các mục từ “Mệnh lệnh”, “Điều răn mới”, “Mười điều răn”, không có mục từ “Giới răn”. Từ “giới răn” chỉ được nhắc đến trong mục từ “Mệnh lệnh”: “Mệnh lệnh còn gọi là điều răn hay giới răn, là chỉ thị của Thiên Chúa hay Hội Thánh truyền cho tín hữu phải tuân giữ” (tr. 583).

Tóm lại, khi bàn về lệnh truyền của ĐỨC CHÚA trong Cựu Ước và giáo huấn của Đức Giê-su trong Tân Ước thì từ “điều răn” vừa dễ hiểu trong tiếng Việt, vừa phù hợp với văn chương Kinh Thánh.

14/11/2024. Giu-se Lê Minh Thông, OP.

https://leminhthongtinmunggioan.blogspot.com/2024/11/ieu-ran-hay-gioi-ran.html


Từ viết tắt

BHS: Biblia Hebraica Stuttgartensia, Kinh Thánh tiếng Híp-ri. Elliger, K.; Rudolph, W., (eds), Biblia Hebraica Stuttgartensia, (Hebrew Bible, Masoretic Text), Fourth Corrected Edition, Stuttgart 1990.

LXX: Kinh Thánh tiếng Hy-lạp, còn gọi là bản 70 (LXX). Rahlfs, A., (ed.), Septuaginta, (Old Greek Jewish Scriptures), Deutsche Bibelgesellschaft, (1935), 1979.

Thư mục:

Gispert, Marcus, (cha Chính An), Bốn quyển sách Phúc-Âm Đức Chúa Giêsu Kirixitô, (dịch và chú giải, song ngữ La-tinh–Annam), Phú Nhai Đường, 1926, Toà Giám mục Bùi Chu in lại, Hà Hội, Nxb. Tôn Giáo, 2014.

Hội Đồng Giám Mục Việt Nam, Từ điển Công Giáo, Hà Nội, Nxb. Tôn giáo, 2016, 1278 tr.

Lê Đình Khẩn, Từ vựng gốc Hán trong tiếng Việt, Tp. Hồ Chí Minh, Nxb. Đại học Quốc gia Tp. Hồ Chí Minh, 2002.

Nguyễn Quang Hồng (biên soạn), Tự Điển Chữ Nôm Dẫn Giải, (tái bản, theo bản in năm 2014, có sửa chữa và bổ sung), tập 1 (A-M), tập 2 (N-Y), Hà Nội, Nxb. Khoa Học Xã hội, 2021, 2418 tr.

 Schlicklin, Albertus, (cố Chính Linh), Kinh Thánh, cứ bản Vulgata, Quyển IV, Sấm Truyền Mới, (dịch ra tiếng Annam và thích nghĩa, song ngữ Annam – La-tinh), Hồng Kông, Imprimerie de la Société des Missions-Étrangères, 1916.

Thiều Chửu, Hán–Việt Tự Điển, Hà Nội, Nxb. Văn Hoá, 2009, 1286 tr.


25/07/2024

Sách: Chi è “il discepolo che Gesù amava”?

 

Joseph Lê Minh Thông, Chi è “il discepolo che Gesù amava”?, 
(Biblioteca bibica 34), (dịch giả: G. Romagnoli),
Brescia, Editrice Queriniana, 2022, 136 p. 
(Dịch từ tiếng Pháp: Qui est “le disciple que Jésus aimait”?,
Éditions du Cerf, 2019).


Xem giới thiệu sách:

Tiếng Việt: Người môn đệ Đức Giê-su yêu mến trong Tin Mừng thứ tư là ai?
https://leminhthongtinmunggioan.blogspot.com/2010/10/gioi-thieu-sach-nguoi-mon-e-uc-gie-su_19.html
Tiếng Pháp: Qui est “le disciple que Jésus aimait”?
https://www.editionsducerf.fr/librairie/livre/18602/qui-est-le-disciple-que-jesus-aimait
Tiếng Ý: Chi è “il discepolo che Gesù amava”?
https://www.queriniana.it/libro/chi-e-il-discepolo-che-gesu-amava--4411
Các sách đã xuất bản tại:
https://leminhthongtinmunggioan.blogspot.com/p/sach.html

25/07/2024.
Giu-se Lê Minh Thông.

03/06/2024

Sách: Chú giải Tin Mừng Gio-an, tập 4



Giu-se Lê Minh Thông, Chú giải Tin Mừng Gio-an,
tập 4, Ga 6,1-71,
Hà Nội, Nxb. Hồng Đức, 2024, 604 tr.
ISBN: 978-604-89-6975-2.













Sách có bán tại:
Nhà sách Đức Mẹ, 38 Kỳ Đồng, P.9, Q.3, TP.HCM
ĐT: 38.439.540 / 38.438.607
Email: nsachdcct@gmail.com
Mở cửa: 8:00 - 21:00, thứ ba đến Chúa Nhật. Thứ hai nghỉ.

22/03/2024

Mc 15,34: “Ê-lô-i, Ê-lô-i, la-ma xa-bác-tha-ni?” (// Mt 27,46b)




Tin Mừng Mc kể về những gì xảy ra trước khi Đức Giê-su chết trên thập giá ở Mc 15,34-35: "34 Vào giờ thứ chín, Đức Giê-su kêu lớn tiếng: 'Ê-lô-i, Ê-lô-i, la-ma xa-bác-tha-ni?' được dịch là 'Lạy Thiên Chúa của Con, lạy Thiên Chúa của con, sao Ngài bỏ rơi Con?' 35 Nghe vậy, một vài người đứng đó liền nói: 'Kìa Ông ấy gọi Ê-li-a.'"

16/03/2024

Ga 12,23-24: Làm sao “chết” lại có thể “sinh nhiều hoa trái” được?




Đức Giê-su nói với các môn đệ ở Ga 12,23-24: “23 Giờ đã đến để Con Người được tôn vinh. 24 A-men a-men Thầy nói cho anh em, nếu hạt lúa mì gieo vào lòng đất không chết đi nó vẫn ở lại một mình; nhưng nếu chết đi, nó sinh nhiều hoa trái.”

07/03/2024

Ga 3,13-21: Tóm tắt ơn cứu độ liên quan đến Thiên Chúa, Đức Giê-su và con người




Trong Tin Mừng Gio-an, sau khi đối thoại với Ni-cô-đê-mô (3,1-12), lời độc thoại của Đức Giê-su (3,13-21) đã tóm tắt ơn cứu độ thuật lại trong Tin Mừng liên quan đến ba nhân vật: Thiên Chúa, Đức Giê-su và con người.

29/02/2024

Ga 2,13-22: Loan báo Thương Khó – Phục Sinh ngay khi khai mạc sứ vụ





Trong Tin Mừng Gio-an, Đức Giê-su khai mạc sứ vụ qua hai trình thuật: (1) 2,1-12: dấu lạ hoá nước thành rượu ngon trong tiệc cưới ở Ca-na, miền Ga-li-lê. Biểu tượng rượu ngon hảo hạng diễn tả niềm vui, sức sống và sự dồi dào phong phú của thời Tân Ước. (2) 2,13-22: đuổi những người buôn bán ra khỏi quảng trường Đền Thờ Giê-ru-sa-lem và nói về cuộc Thương Khó – Phục Sinh. Qua trình thuật Đức Giê-su khai mạc cách thờ phượng mới của thời Tân Ước: thờ phượng Cha trong thần khí và sự thật (4,23-24).

22/02/2024

Mc 9,2-8: Châm biếm và hài hước: nói mà không biết nói gì!

 



Trong trình thuật Đức Giê-su biến đổi hình dạng trước ba môn đệ Phê-rô, Gia-cô-bê và Gio-an ở trên một ngọn núi cao (Mc 9,2-8), hai câu 9,5-6 diễn tả nét châm biếm và hài hước qua phản ứng của ba môn đệ.

05/02/2024

Hatha yoga: Động tác đơn giản, tập sáu năm, không ngày nào giống ngày nào

 


Uttanasana (1)



Uttanasana (2)



Động tác đơn giản: Cúi đầu về phía trước (Standing Forward Fold pose, Uttanasana) gồm hai giai đoạn, minh hoạ qua hai hình lấy trên web: giai đoạn đầu (hình 1), giai đoạn sau (hình 2).

22/01/2024

Mc 3,31-35: Đặc ân làm mẹ (mêtêr), anh/em (adelphos), chị/em (adelphê) của Đức Giê-su





Mc 3,31-35: “31 Mẹ của Người và anh em của Người đến, đứng ở ngoài và cho gọi Người ra. 32 Có một đám đông đang ngồi chung quanh Người, họ nói với Người: ‘Này, mẹ của Thầy và anh em của Thầy, [và chị em của Thầy] ở ngoài đang tìm Thầy.’ 33 Người lên tiếng nói với họ: ‘Ai là mẹ của Tôi và anh em [của Tôi]?’ 34 Rồi rảo mắt nhìn những kẻ ngồi chung quanh Người, Người nói: ‘Đây là mẹ của Tôi và anh em của Tôi. 35 [Vì] người thi hành ý muốn của Thiên Chúa, người ấy là anh em của Tôi, chị em và là mẹ của Tôi.’” (// Mt 12,46-50; Lc 8,19-21).

18/01/2024

Mc 1,1-15: Tin mừng (euaggelion) của ai?




Trong bốn sách Tin Mừng, danh từ Hy-lạp “euaggelion” (tin mừng) xuất hiện 8 lần trong Mc (1,1.14.15; 8,35; 10,29; 13,10; 14,9; 16,15) và 4 lần trong Mt (Mt 4,23; 9,35; 24,14; 26,13). Động từ “euaggelizô” (báo tin mừng) xuất hiện 1 lần trong Mt (Mt 11,5) và 10 lần trong Lc.

17/01/2024

Học hỏi Tin Mừng Gio-an




[01] 06/09. Phương pháp, tài liệu, bản văn Gio-an.

a) Giới thiệu khoá học.

b) Chương trình các buổi học: http://leminhthongtinmunggioan.blogspot.com/
\ Tiếng Việt \ Học hỏi Tin Mừng Gio-an.

c) Tài liệu.
+ Sách: - Giới thiệu sách.
+ Internet Blog Tin Mừng Gio-an:
http://leminhthongtinmunggioan.blogspot.com/
+ Từ ngữ 4 TM: http://tungubontinmung.blogspot.com/


e) Dẫn nhập: Bản văn Gio-an, TIN MỪNG và BA THƯ, Hy Lạp – Việt, tr. 15-30.


Câu hỏi gợi ý:
1- Các loại tác giả và độc giả
2- Sự thật lịch sử và sự thật bản văn
3- Trình trạng bản văn Tân Ước
4- Các từ giữ nguyên ngữ
5- Cấu trúc Tin Mừng Gio-an.


[02] 13/09. Người môn đệ Đức Giê-su yêu mến

Đọc năm đoạn văn về Người môn đệ Đức Giê-su yêu mến: 
(1) 13,21-26; (2) 19,25-37; (3) 20,2-10; (4) 21,1-14; (5) 21,18-24.

Sách:
- Người môn đệ Đức Giê-su yêu mến trong Tin Mừng thứ tư là ai?
Bài viết:
- Ba môn đệ vô danh và môn đệ Đức Giê-su yêu mến (TM Gio-an).
- Ga 21,20-25. Vận mệnh, bút tích và lời chứng của môn đệ Đức Giê-su yêu mến.
- Ga 19,35; 21,24. Lời chứng của môn đệ Đức Giê-su yêu mến.

Câu hỏi gợi ý:
1- Bốn môn đệ vô danh được nói đến ở đâu trong Tin Mừng?
2- Khác nhau giữa hai cách gọi: “môn đệ Chúa yêu”, “môn đệ Đức Giê-su yêu mến”, cách gọi nào đúng theo bản văn?
3- Lời chứng của môn đệ Đức Giê-su yêu mến ở 19,35.
4- Giải thích ý nghĩa việc Đức Giê-su muốn môn đệ Người yêu mến ở lại cho đến khi Người trở lại (21,22).
5- Năm đặc điểm của người môn đệ này trong tương quan với Đức Giê-su trong năm đoạn văn.
6- Tương quan giữa môn đệ Đức Giê-su yêu mến và độc giả.


[03] 20/09. Vấn đề tác giả sách Tin Mừng thứ tư

Sách: Người môn đệ Đức Giê-su yêu mến trong Tin Mừng thứ tư là ai?
- Tài liệu thế kỷ II-III, tr. 17-50.
- Nghiên cứu ngày nay về người môn đệ Đức Giê-su yêu mến, tr. 51-90.
- Vấn đề tác giả Tin Mừng thứ tư, tr. 178-236.

Bài viết:
- Ai là tác giả Tin Mừng Gio-an?
- Tông Đồ Gio-an và môn đệ Đức Giê-su yêu mến.

Câu hỏi gợi ý:
1- Hai cách hiểu về môn đệ Đức Giê-su yêu mến ở Ga 21,2.
2- Dựa vào đâu để kết luận: môn đệ Đức Giê-su yêu mến khác với tông đồ Gio-an?
3- Các chi tiết trong Tin Mừng cho thấy bản văn được biên soạn qua nhiều giai đoạn.
4- Môn đệ Đức Giê-su yêu mến giữ vai trò gì trong việc biên soạn Tin Mừng Gio-an?
5- Các giai đoạn hình thành Tin Mừng.
6- Hai kết luận sách Tin Mừng.


[04] 27/09. Ðấng Pa-rác-lê (ho paraklêtos)

Sách: ĐẤNG PA-RÁC-LÊ – Thần Khí sự thật,
Bài viết:
- Sáu nghĩa từ “pneuma” trong Tin Mừng Gio-an.
- Đấng Pa-rác-lê là ai?
- Đấng Pa-rác-lê và thế gian (Ga 16,4b-11).

Câu hỏi gợi ý:
1- Tại sao không thể dịch từ Hy-lạp: “paraklêtos”?
2- Ðấng Pa-rác-lê xuất hiện ở đâu trong Tin Mừng Gio-an?
3- Nội dung lời thứ nhất.
4- Nội dung lời thứ hai.
5- Nội dung lời thứ ba.
6- Nội dung lời thứ tư.
7- Nội dung lời thứ năm.
8- Ðấng Pa-rác-lê và Đức Giê-su.
9- Ðấng Pa-rác-lê và thế gian.
10- Ðấng Pa-rác-lê và người tin.



[05] 04/10. Địa lý đất Thánh – Dấu lạ hoá nước thành rượu ngon (2,1-12)

Sách: Chú giải Tin Mừng Gio-an, tập 1.
Bài viết:
- Bản đồ Đất Thánh.
- Dấu lạ (sêmeion) trong Tin Mừng Gio-an.

Câu hỏi gợi ý (1):
1- Cho biết 1 địa danh trong Tin Mừng Gio-an (số câu) và mô tả vị trí trong các bản đồ địa lý Pa-lét-tin và Giê-ru-sa-lem.
2- Địa danh hoạt động của Đức Giê-su ở Ga-li-lê.
3- Địa danh hoạt động của Đức Giê-su ở Giu-đê.
4- Địa danh hoạt động của Đức Giê-su ở Sa-ma-ri.

Câu hỏi gợi ý (2):
1- Có bao nhiêu dấu lạ trong Tin Mừng.
2- Trong bốn Tin Mừng, cho biết một dấu lạ chỉ có trong Tin Mừng Gio-an.
3- Vị trí 2,1-12 trong Tin Mừng.
4- Liệt kê một chi tiết lạ lùng trong bản văn 2,1-12.
5- Giờ của Đức Giê-su chưa đến sao Người làm dấu lạ?
6- Lời thân mẫu ở 2,5 gợi về lời nào trong Cựu Ước?
7- Ý nghĩa việc mô tả chi tiết 6 chum đá.
8- Phân biệt chất lượng rượu ngon của tiệc cưới và rượu ngon của dấu lạ.
9- Nghĩa biểu tượng của rượu ngon Đức Giê-su ban tặng.
10- Mục đích dấu lạ hoá nước thành rượu ngon.
11- Mục đích của dấu lạ dành cho độc giả.
12- Nói về một đề tài tâm đắc trong đoạn văn 2,1-12.


[06] 11/10. Đức Giê-su và Ni-cô-đê-mô (2,23-3,21)

Sách: Chú giải Tin Mừng Gio-an, tập 2.

Bài viết:
- Ga 2,23–3,12. Ni-cô-đê-mô, hành trình từ đêm tối đến ánh sáng (Ga 2,23–3,12; 7,48-52; 19,39-40).
- Lời chứng của Đức Giê-su và Chúa Cha (Ga 3,11.32-33; 5,30-40; 8,13-19).

Câu hỏi gợi ý:
1- Phân đoạn và cấu trúc 2,23–3,21.
2- Cấu trúc 3,13-21.
3- Ni-cô-đê-mô là ai? Ông nói gì với Đức Giê-su (3,1-2)
4- Lý do dẫn đến việc Ni-cô-đê-mô hiểu lầm.
5- Ý nghĩa kỹ thuật hành văn hiểu lầm.
6- Nét châm biếm qua đề tài “biết” trong đoạn văn 3,1-12.
7- Nguồn gốc và sứ vụ của Đức Giê-su (3,13-15).
8- Tình yêu của Thiên Chúa dành cho nhân loại được thực hiện như thế nào (3,16-17).
9- Hệ quả của quyết định tin hay không tin (3,18-21).
10- Hành trình của Ni-cô-đê-mô trong Tin Mừng Gio-an.


[07] 18/10. Sứ vụ của Đức Giê-su ở Sa-ma-ri (4,1-45)

Sách: Chú giải Tin Mừng Gio-an, tập 3.

Câu hỏi gợi ý:

I. TỔNG QUÁT
1. Phân đoạn và cấu trúc 4,1-45.
2. Đặc điểm đoạn văn 4,1-45.
3. Ba cuộc gặp gỡ (4,5-42) nối kết với nhau như thế nào?
4. Bốn nhân vật trong đoạn văn 4,5-42.
5. Người thuật chuyện và độc giả.

II. PHÂN TÍCH
1. Nước giếng và nước sự sống (4,5-15).
2. Chồng của người phụ nữ Sa-ma-ri (4,16-19).
3. Nơi chốn và cách thức thờ phượng (4,20-24).
4. Môn đệ trở về, người phụ nữ đi loan báo (4,27-30).
5. Thức ăn vật chất và thức ăn tâm linh (4,31-34).
6. Mùa gặt, người gieo và kẻ gặt (4,35-38).
7. Tin, nghe và biết Đấng cứu độ thế gian (4,39-42).



[08] 25/10. Lời Đức Giê-su dị nghĩa và khó nghe (ch. 6)

Sách:
- Chú giải Tin Mừng Gio-an, tập 4.
- Phân tích thuật chuyện và cấu trúc.
Ga 6,22-71: “Thánh Thể”, lý trí và đức tin, tr. 111-147.
- Nghe và thấy trong Tin Mừng Gio-an.
Dị nghĩa liên quan đến nghe và thấy (Ga 6), tr. 113-141.

Bài viết: Ga 6,30-36. Bánh hằng ngày, bánh hằng sống.

Câu hỏi gợi ý:
1- Bối cảnh ch. 6 trong các ch. 1–8 liên quan đến mặc khải qua kiểu nói “chính Tôi là (egô eimi)…”, xem bài viết “egô eimi”.
2- Nghịch lý về bánh từ trời (6,25-40).
3- Nghịch lý về nguồn gốc của Đức Giê-su (6,41-51).
4- Nghịch lý về ăn thịt và uống máu (6,52-58).
5- Ví dụ về cách hiểu khác nhau về lời Đức Giê-su.
6- Phản ứng tiêu cực của các môn đệ (6,60-66).
7- Điều tích cực trong phản ứng tiêu cực của các môn đệ.
8- Phản ứng tích cực của các môn đệ (6,67-71).
9- Làm gì để nhận ra Đức Giê-su có lời hằng sống?



[09] 08/11. Tình yêu, tình bạn

Sách: Tình yêu và tình bạn.
Bài viết:
- Đề tài tình yêu và tình bạn trong Tin Mừng Gio-an.
- Ba điều răn yêu thương trong Kinh Thánh.
- Ga 15,9-13: Dòng chảy tình yêu giữa Chúa Cha, Đức Giê-su và các môn đệ.
- Ga 14,15-24. Yêu mến và giữ các điều răn thì được gì?

Câu hỏi gợi ý:
1. Ba điều răn yêu mến (agapaô) trong Kinh Thánh.
2. Điều răn yêu mến trong Tin Mừng Nhất Lãm khác với điều răn mới trong Tin Mừng Gio-an ở điểm nào?
3. Đặc điểm điều răn yêu mến trong Tin Mừng Gio-an.
4. Từ nào quan trọng nhất trong điều răn mới.
5. Sống điều răn mới với tinh thần nào?
6. Tương quan giữa “yêu mến” và “tuân giữ các điều răn” (14,15-24).
7. Đề tài “bạn hữu của Đức Giê-su” xuất hiện ở giai đoạn nào trong sứ vụ của Người.
8. Đặc điểm đề tài tình yêu trong Tin Mừng.
9. Ý nghĩa đề tài tình bạn (philos, phileô).
10. Tình yêu và tình bạn bổ túc nhau như thế nào?


[10] 13/11. Thế gian và những kẻ chống đối

Sách:
- Yêu và ghét, p. 1. Thế gian và những kẻ chống đối, tr. 43-162.
- Nghe và thấy trong Tin Mừng Gio-an. Ai là những người Do Thái không thể nghe?, tr. 167-189.

Bài viết:
- Thế gian (kosmos) là gì, là ai?
- Sáu đặc điểm của thế gian thù ghét.

Câu hỏi gợi ý:
1- Cho biết một nghĩa của từ “kosmos” và trích dẫn minh hoạ.
2- Tại sao nghĩa thứ tư và thứ năm biểu thị bằng đường chấm?
3- Cho biết một đặc điểm của thế gian thù ghét (trích dẫn).
4- Những kẻ chống đối Đức Giê-su là ai và được nói đến ở đâu trong Tin Mừng?
5- Đặc điểm nhóm “những người Do Thái” (trích dẫn).
6- Đặc điểm nhóm “những người Pha-ri-sêu” (trích dẫn).
7- Đặc điểm nhóm “các thượng tế” (trích dẫn).


[11] 15/11. Yêu và ghét mạng sống mình (12,25)

Sách: Yêu và ghét, p. 2. Yêu và ghét mạng sống mình (12,25), tr. 175-341.

Câu hỏi gợi ý:
1- Bối cảnh văn chương 12,25.
2- Cấu trúc 12,25.
3- Câu 12,25 áp dụng cho ai?
4- Ai là người yêu mạng sống mình.
5- Ai là người ghét mạng sống mình.
6- “Ghét mạng sống” tương đương với kiểu nói nào?
7- Lý giải định nghĩa: “yêu là ghét” và “ghét là yêu”.

Bài đọc thêm: Điều răn” (調 ) hay “giới răn” ()


[12] 22/11. Ga 11,1-54: Chết và sống

Sách: Phân tích thuật chuyện và cấu trúc, tr. 148-186.

Bài viết: Ga 11,1-54. Chết và sống của La-da-rô, Đức Giê-su và người tin.

Câu hỏi gợi ý:
1- Bối cảnh văn chương Ga 11
2- Tại sao chọn tựa đề “chết và sống”
3- Tại sao Đức Giê-su không đến cứu La-da-rô?
4- Mô tả nhân vật La-da-rô trong Tin Mừng
5- Điều quan trọng nhất đoạn văn 11,1-54 dành cho độc giả ở câu nào?
6- Mục đích việc gọi La-da-rô ra khỏi mồ?
7- Ý nghĩa “chết” và “sống” của La-da-rô
8- Ý nghĩa “chết” và “sống” của Đức Giê-su
9- Ý nghĩa “chết” và “sống” của người tin


[13] 29/11. Hành trình nghe và thấy (9,1–10,21)

Sách: Nghe và thấy trong Tin Mừng Gio-an,
- Hành trình nghe và thấy, tr. 228-275.

Câu hỏi gợi ý:
1- Bối cảnh các ch. 9–10
2- Cấu trúc ch. 9
3- Đề tài nghe trong ch. 9
4- Nghĩa danh từ “tội” theo các nhân vật trong ch. 9
5- Dấu lạ ch. 9 kết thúc ở đâu?
6- Hành trình “thấy” của anh mù từ thuở mới sinh
7- Liên kết giữa 9,1-41 và 10,1-21
8- Cấu trúc 10,1-21
9- Mặc khải về Đức Giê-su trong 10,1-21
10- Mặc khải về người tin trong 10,1-21


[14] 06/12. Khủng hoảng và giải pháp

Sách: Khủng hoảng và giải pháp.
Bài viết: Khủng hoảng và giải pháp (TM Gio-an).

Câu hỏi gợi ý:
A. Lý do khủng hoảng trong Tin Mừng:
1- Lời Đức Giê-su
2- Thuộc về “bóng tối”
3- Không hiểu biết
4- Nghĩ là Đức Giê-su vắng mặt
5- Bị thù ghét và bách hại
B. Giải pháp giữ vững niềm tin:
1- Hiểu và sống lời Đức Giê-su
2- Ở lại trong nhau với Đức Giê-su
3- Có Đức Giê-su, Cha và Ðấng Pa-rác-lê ở lại với mình
4- Bình an và niềm vui theo chiều ngang và chiều dọc
5- Để Ðấng Pa-rác-lê hoạt động nơi mình


[15] 12/12. Tổng kết

- Tóm kết về phương pháp và cách thức học
- Nhận định về những điều đã học và định hướng sau khoá học
- Nói về vài đề tài tâm đắc trong Tin Mừng Gio-an
- Giải đáp thắc mắc về nội dung môn học và thi cử



Ôn tập

Yêu cầu: Chú ý cách hành văn và từ ngữ trong câu chuyện để biết điều người thuật chuyện muốn nói với độc giả.
I. Phân tích đề tài
1. Tên gọi, đặc điểm và ý nghĩa nhân vật môn đệ Đức Giê-su yêu mến.
2. Ba điều răn yêu mến trong Kinh Thánh và đặc điểm của điều răn mới.
3. Tương quan giữa yêu và ghét.
4. Khủng hoảng và giải pháp.
II. Phân tích đoạn văn (có bản văn trong đề thi)
5. Ga 2,1-12: Phân tích và cho biết ý nghĩa của dấu lạ.
6. 6,51-58: Phân tích và cho biết ý nghĩa giáo huấn của Đức Giê-su.



04/01/2024

Mt 2,1-12: Các nhà chiêm tinh (magoi) và Vua dân Do Thái





Danh từ Hy-lạp “ho magos” có hai nghĩa: (1) Gốc từ “magos” có nghĩa “lớn, great” chỉ về tầng lớp trí thức ở Trung Đông cổ, nhất là ở Ba-tư. Họ thường thuộc hàng thượng tế của tôn giáo địa phương và hiểu biết về thiên văn (experts in astrology). (2) Nghĩa thứ hai chỉ về các nhà phù thuỷ (magicians, sorcerers) sử dụng phép thuật (witchcraft).